Xu Hướng 5/2023 # Cách Sử Dụng Hàm Index Và Hàm Match Trong Excel # Top 10 View | Utly.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Cách Sử Dụng Hàm Index Và Hàm Match Trong Excel # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Cách Sử Dụng Hàm Index Và Hàm Match Trong Excel được cập nhật mới nhất trên website Utly.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hướng dẫn kêt hợp 2 hàm Index và hàm match, hàm trả về giá trị dòng và cột, Là hàm dò tìm có cú pháp sử dụng đơn giản hơn hàm vlookup

Hôm nay mình xin giới với các bạn 2 cách sử dụng của hàm index và hàm Match trong excel.

Hàm Index và hàm match thường được kết hợp với nhau để lấy giá trị của dòng và cột thuộc những bảng khác nhau. Hàm Index sẽ được coi là hàm nâng cao của hàm vlookup, tùy cùng là hàm dò tìm nhưng hàm index sẽ sử dụng tốt hơn trong nhiều trường hợp phức tạp.

Tại sao vậy? Bởi hàm Vlooup trong nhiều trường hợp viết công thứ sẽ rất rắc rối, nhưng chuyển sang hàm Index và hàm match thì lại hoàn toàn đơn giản.

Hướng dẫn sử dụng hàm Index và hàm match trong excel

Hàm Index

Là hàm do tìm giá trị và sẽ trả về giá trị giao nhau của dòng và cột

Cấu trúc hàm Index

INDEX(Bảng;vị trí dòng, vị trí cột)

Hàm Match

Là hàm có chức năng cho ra vị trí đứng của giá trị cần dò

Cấu trúc hàm Match

MATCH(Giá trị dò;Danh sách Dò;Cách Dò)

Note: Giá trị dò là giá trị giống nhau giữa 2 bảng

Vì dụ cho 2 hàm Index và hàm match

Ta có bảng dữ liệu sau:

Ta sẽ áp dụng hàm index để tìm và ta sẽ có công thức như sau:

=INDEX(C14:E16;1;1)

Giải thích:

C14:E16: là bảng dữ liệu

1: vì máy tính nằm ở dòng 1 (theo mắt quan sát)

1: Cột thứ 1 (theo mắt quan sát)

Các bạn Enter để có được kết quả là: 3000000

Tương tự ta cũng có công thức như sau:

=INDEX(C14:E16;3;2)

Giải thích:

C14:E16: là bảng dữ liệu

3: vì tủ lạnh nằm ở dòng 3 (theo mắt quan sát)

2: Cột thứ 2 (theo mắt quan sát)

Các bạn Enter để có được kết quả là: 6000000

NOTE: Có thể các bạn thấy khi chúng ta sử dụng hàm Index thì các ví dụ trên vị trí dòng và cột chúng ta toàn đánh vị trí theo quan sát trên bảng, nhưng nếu bảng dữ liệu nhiều, mà tìm vị trí cột dòng như thế này là điều không khả thi, do đó khi sử dụng hàm Index chúng ta luôn luôn kết hợp với Hàm Match để xác đị vị trí dòng và cột.

Ví dụ Hàm Match sẽ được giới thiệu ngày sau đây cho các bạn hiểu.

Để tìm vị trí của Máy tính ta sẽ sử dụng hạm Match như sau:

=MATCH(LEFT(B6;2);A14:A16;0)

Giải thích:

LEFT(B6;2): là giá trị dò và mình lấy cột Mã SP làm giá trị dò giống nhau với bảng Mã SP ở bên dưới, nhưng Mã SP ở bảng trên có Mã dài hơn và không giống với Mã Sp ở bảng dưới, Do đó ta sử dụng hàm Left để lấy ra 2 ký tự giống nhau.

A14:A16: Là danh sách dò

0: là cách dò trính xác

Enter và ta sẽ có kết quả là vị trí của máy tính là 1

Ví dụ cuối cũng sẽ là sự kết hợp của 2 hàm index và hàm match để cho các bạn hiểu rõ hơn về 2 hàm này.

Dựa vào 2 bảng dữ liệu, ta điền giá trị vào ô đơn giá theo tháng

Nhìn vào bảng tính này các bạn cũng sẽ hiểu đơn giá của máy tính tại thời điểm tháng 3 sẽ là 6000000, mặt giặt tháng 2 là 8900000…

Đó là theo chúng ta nhìn còn trong công thức thì áp dụng như thế nào:

Ta sẽ có công thức như sau:

=INDEX($C$14:$E$16;MATCH(LEFT(B6;2);$A$14:$A$16;0);MATCH(D6;$C$13:$E$13;0))

Đầu tiên ta sử dụng hàm INDEX để dò tìm giá dự trên 2 bảng

$C$14:$E$16: Là Bảng giá trị cần dò (mấy ký tự $ chính là cố định bảng bằng phím F bằng phím 4 để khi copy công thức không bị nhảy bảng tạo ra giá trị lỗi)

Tiếp đến ta xác định vị trí dòng và cột với hàm Match

MATCH(LEFT(B6;2);$A$14:$A$16;0) : Xác định vị trí dòng của các mặt hành Máy tính, Máy giặt, Tủ Lạnh.

LEFT(B6;2) là giá trị dò, );$A$14:$A$16 là vùng dò các bạn cũng phải cố định lại, 0 là Kiều dò chính xác

MATCH(D6;$C$13:$E$13;0): Xác định vị trí cột theo từng tháng

D6: là giá trị dò

$C$13:$E$13: là vùng dò và cũng phải cố định để không bị nhảy cột

0: Kiều dò chính xác

Video cách sử dụng hàm Index và hàm match trong excel

Cách Sử Dụng Hàm Match Trong Excel (Match + Index / Vlookup)

Hướng dẫn chi tiết cách dùng Hàm match từ đơn giản tới nâng cao như: Hàm match kết hợp hàm Index, hàm vlookup. Khi biết và hiểu rõ cách dùng, bạn sẽ thấy các hàm kết hợp này mạnh mẽ hơn các hàm tìm kiếm thông thường như thế nào.

1. Giới thiệu về hàm tìm kiếm số thứ tự trong excel

Hàm match dùng để tìm vị trí của một tham số trong một vùng dữ liệu. Vùng dữ liệu này thường là một hàm hay một cột. Hàm match thường ít khi ứng dụng độc lập. Match thường được sử dụng kết hợp với các hàm vlookup, if, index để dò tìm giá trị.

Hàm Match kết hợp với các hàm khác được ứng dụng nhiều trong kế toán excel, báo cáo kinh doanh, báo cáo kho, thẻ kho …

2. Công thức của hàm match (cú pháp):

2.1. Cú pháp hàm

=Match(lookup value,lookup array,match type)

Diễn giải

= Tìm vị trí (điều kiện tìm kiếm x, vùng tìm kiếm alpha, kiểu tìm kiếm abc)

Công thức của hàm match được hiểu đơn giản như sau:

Tìm vị trí của x trong vùng alpha theo kiểu tìm abc

Trong đó:

X là điều kiện hay tham số mà ta cần tìm vị trí.

Alpha là vùng chứa tham số cần tìm (chứa x)

Abc là kiểu tìm kiếm. Có 3 kiểu tìm kiếm, Gồm:

-1: less than (nhỏ hơn giá trị tìm kiếm)

0: exact match (tìm chính xác giá trị tìm kiếm) kiểu này được dùng nhiều hơn cả

1: greater than (tìm các giá trị lớn hơn giá trị tìm kiếm)

2.2. Ứng dụng của hàm match nâng cao trong thực tế công việc

Người ta thường dùng kết hợp hàm match với hàm index để tìm một giá trị nào đó. Vì index chỉ tìm khi biết địa chỉ hàng và cột trong vùng bảng tính.

Lập phiếu nhập/ Phiếu xuất: Người ta thường kết hợp match với offset để làm các phiếu nhập xuất kho, phiếu thu chi, thẻ kho ….

Kiểm tra giá bán: Người ta cũng kết hợp match với vlookup/ hlookup để tìm kiếm trong việc kiểm tra giá bán …

Lập Thẻ kho: Hàm match kết hợp với index thường được dùng trong kế toán để làm thẻ kho

Tạo phiếu lương: Trong lĩnh vực nhân sự để làm phiếu lương, trong kinh doanh để lập báo cáo bán hàng …

3. Ví dụ minh họa cách dùng hàm Match Đơn giản

(1) Tìm vị trí của cột giá bán, thuế suất, tỷ lệ chiết khấu trong hàng tiêu đề.

(2) Tìm vị trí của hàng hóa có mã BBTL027001 trong cột mã hàng.

Ta cùng đi phân tích bài toán và các thành phần của hàm match.

Như vậy, đi phân tích bài toán số 1 ta có:

Điều kiện dò tìm hay tham số cần tìm: “Giá bán”, “Thuế suất”, “Tỷ lệ chiết khấu”.

Vùng tìm kiếm chính là từ A6:F6

Dạng tìm kiếm: tìm chính xác (0)

=MATCH(I2,$A$6:$F$6,0)

Tham số hay điều kiện tìm kiếm chính là ô I2 (viền màu xanh trên hình) hay “Giá bán”.

Vùng tìm kiếm $A$6:$F$6 (vùng có viền màu đỏ trên hình). Ký tự $ là để cố định địa chỉ dòng, cột. Mục đích là khi copy công thức xuống dưới hoặc sang bên, vùng tìm kiếm không bị thay đổi. (Nếu vùng tìm kiếm thay đổi, kết quả có thể không chính xác nữa).

Dạng tìm: chính xác tuyệt đối.

Và đây là kết quả:

Điều kiện dò tìm hay tham số cần tìm: hàng hóa có mã.

Vùng tìm kiếm chính là từ A6:F6

Dạng tìm kiếm: tìm chính xác (0)

Ngoài ra, Hàm Match nhiều điều kiện còn được ứng dụng trong việc lên các báo cáo của hành chính nhân sự, sale …

Đương nhiên khi dùng nhiều điều kiện thì phải kết hợp với công thức mảng.

4. Cách dùng Hàm match kết hợp vlookup trong excel

Trước tiên ta cần đi tìm hiểu tại sao lại có sự kết hợp này.

Như vậy, trong nhiều trường hợp ta sẽ dùng match để tìm số thứ tự cho hàm vlookup.

Đây là một cách kết hợp rất hữu ích trong công việc hàng ngày.

Ví dụ như sau:

Trên thực tế không nhiều người dùng excel biết tới hàm index.

Thông thường để tìm kiếm thông tin, người dùng sẽ ưu tiên dùng vlookup. Tuy nhiên hàm vlookup chỉ tìm được 1 chiều từ trái qua phải.

Khi biết sử dụng hàm match kết hợp index bạn sẽ tìm được cả 2 chiều bạn ạ.

Hàm vlookup: Tìm tên hàng dựa trên Mã hàng thì OK. Ngược lại, Tìm mã hàng của mặt hàng Xi măng thì hàm vlookup chịu luôn.

Hàm Index kết hợp match có thể tìm được Mã hàng dựa trên Tên hàng một cách dễ dàng.

Ý nghĩa của hàm:

Hàm match sẽ giúp tìm kiếm số thứ tự của mặt hàng Xi măng trong list Tên hàng

Hàm index giúp tham chiếu tới Mã hàng tương ứng với số thứ tự của mặt hàng đó

Khi các bạn thực hành nhiều về cách kết hợp 2 hàm này với nhau sẽ thấy nó Vi diệu thế nào.

Hi vọng, sau khi đọc xong bài viết ngắn này, các bạn có thể áp dụng hàm MATCH phục vụ công việc của mình một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Cảm ơn các bạn

Sử Dụng Hàm Index Match Nâng Cao, Hàm Index Match Nhiều Điều Kiện

Hàm Index là gì, sử dụng hàm Index Match như thế nào?

Hàm Index là gì?

Hàm Index là công thức hàm trả về giá trị một ô dữ liệu có chỉ số một và hàng mà người dùng tìm kiếm. Hàm Index trong Excel có 2 dạng là hàm Index dạng mảng và Index ở dạng tham chiếu. Hàm Index có hai dạng là dạng mảng và dạng tham chiếu.

Hàm Index dạng mảng: Index(Array, Row_num, [column_num])

Array: chứa dữ liệu được tham chiếu

Row_num: là hàng chứa giá trị sẽ lấy

Column_num: là cột chứa giá trị sẽ lấy

Hàm Index ở dạng tham chiếu trả về giá trị của một ô có chỉ số hàng và số cột đang tìm kiếm. Công thức là INDEX (Reference, Rownum, [Column_num], [Area_num]. Trong đó có:

Reference: Vùng tham chiếu chứa những giá trị cần tìm.

Row - num: Chỉ số hàng chứa giá trị cần tìm.

Column - num: Chỉ số cột chứa giá trị cần tìm.

Area - num: Số vùng trả về, để trống mặc định là 1.

Hàm Match, sử dụng hàm Match và sự kết hợp hàm Index Match

Index (bôi đen hết những dữ liệu từ ô thành phố đến ô cuối cùng của dữ liệu; số hàng dịch xuống, bạn tính từ hàng thành phố xuống hàng Hồ Chí Minh là ba hàng nên để số 3; số điện thoại bạn tính từ cột thành phố qua là ba cột đến cột điện thoại nên để số 3).

Còn hàm Match là hàm mà để trả về lại thứ tự cần tìm thành phần thứ nhất của hàm Match là giá trị mình cần tìm, thành phần thứ hai là vùng dữ liệu để tìm kiếm và thành phần thứ ba nếu bạn điền 1 thì nó sẽ tìm kiếm lớn hơn nên bạn cần điền 0 vào đây để tìm đúng giá trị.

Công thức hàm Match =Match(Lookup_value,Lookup_array,[Match_type]).

Lookup_value: giá trị tìm kiếm trong mảng Lookup_array.

Lookup_array: mảng hay phạm vị ô được tìm kiếm, bắt buộc có.

Match_type: kiểu tìm kiếm, không nhất thiết phải có.

Mình sẽ đặt cột tên thành danh sách xổ bên dưới xuống cho dễ kiểm tra.

Bằng cách mới, chúng ta tìm theo hai điều kiện trong bản là doanh thu thực tế trong Excel 1 chúng ta sẽ làm theo hai cách, cách 1 là thêm dữ liệu phụ, cách 2 sử dụng công thức mảng.

Để bắt đầu với cách 1 bạn cần tạo thêm dữ liệu mới và thêm dữ liệu vào bằng cách gộp hai ô thực tế với doanh thu, kế hoạch và lợi nhuận,…

Trong đó: cộng 1 ở cuối tại vì vùng dữ liệu của phần MATCH cuối nhỏ hơn vùng dữ liệu trong INDEX của một cột.

=INDEX(bôi đen vùng dữ liệu;MATCH(kích vào ô điều kiện cần tìm mà cụ thể là ô tên;bôi đen cột tên trong bản;0);MATCH(kích vào ô điều kiện 1(ô thực tế) và kích vào ô điều kiện 2(ô doanh thu);bôi đen hàng kế hoạch và thực tế trong bản và bôi đen hàng doanh thu và lợi nhuận trong bản)+1).

Lúc này bạn đừng bấm Enter vội mà bạn cần phải dùng tổ hợp phím Ctrl+Shift+Enter vì sử dụng hàm Index Match là vậy.

Kết Hợp Hàm Index &Amp; Hàm Match Excel 2022 Truy Xuất Dữ Liệu Đa Chiều

Tìm hiểu về hàm index

Công dụng: Trả về giá trị trong ô tại vị trí cột và hàng được tham chiếu trong một mảng gồm các hàng và các cột

Công thức chung: =index(array, row_num,[column_num])

Trong đó: Array: mảng được tham chiếu, là một bảng gồm các hàng, các cột chứa cắc giá trị cần tham chiếu. Lấy địa chỉ tuyệt đối khi cần sao chép công thức.

Row_num: vị trí hàng của ô cần tham chiếu giá trị trong bảng tham chiếu Column_num: vị trí cột của ô cần tham chiếu giá trị trong bảng tham chiếu

Tìm hiểu về hàm match

Công dụng: Trả về vị trí của ô tham chiếu trong danh sách một mảng (hàng hoặc cột) Công thức chung: =match(lookup_value, lookup_array, match type)

Trong đó: Lookup_value: giá trị tìm kiếm. Giá trị mang ra để dò tìm vị trí Lookup_array: mảng chứa giá trị cần dò tìm. Có thể là một hàng hoặc một cột. Lấy địa chỉ tuyệt đối khi sao chép công thức Match type: Kiểu tham chiếu. Nếu: Match type là 0: dò tìm chính xác từng giá trị cần tìm Match type là 1: Dò tìm giá trị lớn hơn giá trị dò trong mảng tìm kiếm. do đó, các giá trị trong mảng phái sắp xếp theo khoảng tăng dần. Match type là -1: Dò tìm giá trị nhỏ hơn giá trị dò trong mảng tìm kiếm. do đó, các giá trị trong mảng phái sắp xếp theo khoảng giảm dần.

Kết hợp hàm index và hàm match để truy xuất dữ liệu đa chiều

Quay lại với hàm index trả về cho chúng ta giá trị tại ô tham chiếu. Tuy nhiên, khi tiến hành sao chép công thức, kết quả trả về cho chúng ta khi truy xuất lại không chính xác vì khi dùng index để truy xuất dữ liệu, tham số về hàng và cột luôn được thay đổi khi sao chép công thức. Vì vậy chúng ta cần kết hợp match trong index để truy xuất dữ liệu chính xác đến hàng/ cột cần tham chiếu

Ví dụ ta có bảng giá bán nguyên năm của các mặt hàng như sau:

Bây giờ ta cần lấy dữ liệu giá bán tháng 2 và tháng 3 cho mặt hàng đậu. Tại ô C16 ta nhập công thức như sau: =INDEX($B$3:$N$12,MATCH($B16,$B$3:$B$12,0),MATCH(C$15,$B$3:$N$3,0)) Tiến hành cố định dòng, cột bằng phím F4 sau đó copy công thức xuống cho các ô còn lại bạn sẽ được kết quả như bên dưới:

Hàm Index Cú Pháp, Ví Dụ, Bài Tập (Index Kết Hợp Match = Vlookup)

Hàm INDEX kết hợp hàm match có hay hơn VLOOKUP. Cú pháp, ví dụ minh họa, bài tập và cách vận dụng hàm linh hoạt trong excel,…

Cam kết 100% các bạn đọc kỹ bài viết này sẽ hiểu và vận dùng hàm này một cách dễ dàng.

Now, let’s go!

1. ĐỊNH NGHĨA VÀ CÚ PHÁP HÀM INDEX

1.1. HÀM INDEX LÀ GÌ?

– Điểm tham chiếu (Tính từ địa chỉ nào)

– Số lượng dòng

– Số lượng cột

Bạn có thể coi hàm này là Hàm tìm kiếm trong excel.

Bạn có thể dùng để tìm ngược hay tìm xuôi một cách dễ dàng. Hơn hẳn hàm VLOOKUP chỉ tìm được theo chiều từ trái qua phải.

Hàm INDEX có 2 dạng:

Một là Kết quả của hàm INDEX sẽ trả về giá trị của một ô (Khi bạn đã cho các giá trị tham chiếu kèm theo)

Hai là trả về một dải ô tham chiếu, được quy định bởi [area_num]

1.2. CÚ PHÁP HÀM INDEX

= INDEX(Array, Row_Num, [Column_num])

= INDEX (Reference, Row_Num, [Column_num], [Area_num])

Khi bạn tìm một giá trị theo 1 điều kiện thì chọn phương án 1

Thường thì sử dụng công thức thứ 2, bạn sử dụng hàm mảng hoặc kết hợp với các hàm như Sum, sumif…

TRONG ĐÓ:

– Array: Mảng hoặc có thể hiểu là vùng dữ liệu

– Row_num: Số lượng dòng tính từ dòng đầu tiên của Array đến dòng chứa giá trị cần tìm kiếm

– Column_num: Số lượng cột tính từ cột đầu tiên của Array đến cột chứa trị cần tìm kiếm

– Area_num: Chọn 1 vùng dữ liệu để tham chiếu tại đó trả về sự giao nhau giữa dòng và cột

Row_num và Column_num giao nhau sẽ xác định được ô cần tìm là ô nào đúng không các bạn.

2. VÍ DỤ MINH HỌA CÁCH SỬ DỤNG HÀM INDEX TRONG EXCEL (CƠ BẢN)

Cho bảng dữ liệu như ảnh dưới.

Yêu cầu: tìm doanh số của cửa hàng có vị trí thứ 3 (Cửa hàng C) tính từ cửa hàng đầu tiên trong danh sách

Giả định đã biết trước vị trí cửa hàng C trong bảng thứ tự số 3 từ trên xuống.

=INDEX($B$2:$C$7,3,2)

– $B$2:$C$7 là Array/ Vùng chứa giá trị muốn tìm

– 2 – Số thứ tự cột chứa doanh số tính từ cột đầu tiên của vùng – array (Từ cột B là cột thứ nhất, tính đến cột thứ 2 = cột C

Như vậy thông qua ví dụ đơn giản này, chúng ta có thể kết luận:

Hàm INDEX có chức năng như một hàm tìm kiếm nâng cao trong excel.

Ở phần dưới Trường sẽ có ví dụ sâu hơn và phân tích mạnh yếu để bạn hiểu thật sâu hàm này.

3. VẬN DỤNG HÀM INDEX KẾT HỢP HÀM MATCH TRONG EXCEL (NÂNG CAO)

Một so sánh nhanh về 3 hàm quan trọng: VLOOKUP, MATCH, INDEX, để dễ hình dung trước khi bắt đầu:

Hàm VLOOKUP tìm kiếm trong bảng với điều kiện tìm kiếm tương ứng.

Trong khi đó, hàm INDEX trả về giá trị của một ô nếu có số tham chiếu dòng và cột.

Xem ví dụ bên dưới

Trở lại câu hỏi ở trên: Làm thế nào để biết được cửa hàng C có số thứ tự dòng thứ 3 tính từ dòng đầu tiên của vùng/ Array.

VÍ DỤ CÁCH KẾT HỢP HÀM INDEX VÀ MATCH

Ví dụ sau đây sẽ giải thích rõ cách Hàm INDEX kết hợp hàm MATCH trong excel như thế nào.

Tìm doanh số của cửa hàng D

Tìm tên cửa hàng khi biết trước doanh số

3.1. YÊU CẦU SỐ 1: TÌM DOANH SỐ CỦA CỬA HÀNG D

Bạn có thể dùng hàm VLOOKUP để tìm nếu gặp yêu cầu này đúng không nào.

Cú pháp hàm INDEX kết hợp hàm MATCH để giải quyết yêu cầu này như sau:

=INDEX($B$2:$C$7,MATCH(C9,$B$2:$B$7,0),2)

– $B$2:$C$7: Array/ vùng dữ liệu

– MATCH(C9,$B$2:$B$7,0): Kết quả của hàm này sẽ trả về số thứ tự dòng của cửa hàng D trong Array

– 2: Là cột thứ 2 tính từ cột đầu tiên mà cột đó chứa giá trị tìm kiếm = Doanh số

Kết quả ta nhận được như sau:

Hoặc bạn có thể thay đổi tương ứng doanh thu bạn sẽ thấy kết quả thay đổi theo.

3.2. YÊU CẦU SỐ 2: TÌM TÊN CỬA HÀNG KHI BIẾT TRƯỚC DOANH SỐ

Sử dụng hàm VLOOKUP để tìm ngược từ phải qua trái là một thách thức thực sự với nhiều người học excel.

Nhưng khi dùng hàm INDEX thì quá dễ dàng bạn ạ.

Phương án xử lý trong trường hợp này như sau:

Tìm ra vị trí của Doanh số biết trước trong cột doanh số

Tìm trong cột tên cửa hàng: cửa hàng đang có doanh số tương ứng

=INDEX($B$2:$B$7,MATCH(C12,$C$2:$C$7,0))

Cụ thể cách sử dụng hàm có trong hình sau:

Cái nào mạnh hơn, hay hơn

Trong excel, để biết được hàm nào mạnh hơn thì phải xem trình độ của người dùng ở mức nào.

Nếu ở mức cơ bản thì hàm VLOOKUP hay hơn vì nó phổ biến hơn. Hàm VLOOKUP là một trong những hàm bạn phải học khi dùng excel, còn INDEX thì không.

Nếu ở mức độ cao hơn thì tùy vào sở thích mỗi người.

Nhưng có một số điểm bạn có thể tham khảo để xem lựa chọn hàm nào nhiều hơn.

VLOOKUP chỉ tìm được khi cột chứa dữ liệu tìm kiếm đứng đầu bảng

VLOOKUP chỉ tìm được từ trái qua phải

INDEX không phân biệt cột chứa dữ liệu là cột nào, chỉ cần tìm ra vị trí

Do đó INDEX đa di năng hơn

Bài toán vẫn cũ, nhưng đổi yêu cầu:

Tính doanh số cột C:

=SUM(C2:C7)

=SUM(INDEX(A2:C7,,3))

Tính doanh số 3 cửa hàng trên cùng

=SUM(C2:C4)

=SUM(C2:INDEX(A2:C7,3,3))

=SUM(INDEX(A2:C7,1,3):INDEX(A2:C7,3,3))

6. INDEX KẾT HỢP CÙNG HÀM MIN/ MAX

Bài toán vẫn cũ, nhưng đổi yêu cầu khi kết hợp MIN/ MAX

Tìm cửa hàng doanh số thấp nhất:

=INDEX(B2:B7,MATCH(MIN(C2:C7),C2:C7,0))

Tìm cửa hàng doanh số cao nhất:

=INDEX(B2:B7,MATCH(MAX(C2:C7),C2:C7,0))

7. INDEX KẾT HỢP CÙNG NHÓM HÀM AVERAGE

Bài toán vẫn cũ, nhưng đổi yêu cầu:

Tính trung bình cộng doanh số 4 cửa hàng từ số 2 đến số 5

=AVERAGE(INDEX(C2:C7,2):INDEX(C2:C7,5))

Tính trung bình cộng doanh số 3 cửa hàng đầu:

=AVERAGE(C2:INDEX(C2:C7,3))

8. DOWNLOAD FILE MẪU VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH

Các bạn muốn có được file mẫu cho các ví dụ phía trên.

Muốn thực hành để thành thạo hàm này hơn nữa.

Lưu ý:

Dấu [] xuất hiện ngoài [Column_num] và [Area_num] sẽ tương đương với việc bạn không cần có tham số đó trong cú pháp hàm. Khi không nhập tham số đó, excel sẽ tự động lấy giá trị là 1 khi tính toán.

Cách áp dụng thứ 2, đặc biệt là Area_num rất khó hiểu đúng không bạn. Trường cũng hiếm khi dùng nó lắm, nên bạn có thể bỏ qua.

Cách thứ nhất, Trường cũng hay dùng chính xác cho từng cột thay vì phải nhập cả Column_num

Truongpx – Admin Hệ thống các website chuyên về kỹ năng làm việc.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Sử Dụng Hàm Index Và Hàm Match Trong Excel trên website Utly.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!