Xu Hướng 6/2023 # Cách Nấu 4 Món Cháo Cho Bé Ăn Dặm Bổ Dưỡng Từ Cua Biển &Amp; Cua Đồng # Top 6 View | Utly.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Cách Nấu 4 Món Cháo Cho Bé Ăn Dặm Bổ Dưỡng Từ Cua Biển &Amp; Cua Đồng # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Cách Nấu 4 Món Cháo Cho Bé Ăn Dặm Bổ Dưỡng Từ Cua Biển &Amp; Cua Đồng được cập nhật mới nhất trên website Utly.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cách nấu 4 món cháo bổ dưỡng từ cua biển cua đồng cho bé ăn dặm là những cách chế biến khác nhau, công thức quy trình khác nhau nhưng vẫn làm ra một nồi cháo thơm ngon cực bổ kích thích sự thèm ăn của con trẻ. Trong thịt cua có chứa nhiều đạm và omega3 là những chất đặc biệt có lợi cho sự phát triển của bé, vì vậy mà các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng khuyến nghị mẹ nên cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên ăn 1 tuần 1 lần theo nhiều cách chế biến sao cho hợp khẩu vị. Khi ăn cua một lượng vừa đủ và hợp lý, con trẻ lớn lên sẽ phát triển thông minh lanh lợi, tăng cân nhiều hơn và phòng tránh nhiều bệnh tật, nhất là các bệnh về tim mạch. Mẹ nào chưa có kinh nghiệm nấu cháo tẩm bổ cho con từ cua đồng hay cua biển thì nhanh tham khảo bài viết cách nấu món ngon cho trẻ ăn dặm hôm nay nha.

1. Giá trị dinh dưỡng của cua đối với người lớn và trẻ em

1.1 Không chỉ là một món ăn rất ngon miệng, cua đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người.

1.3 Cua là thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa được nguy cơ ung thư. 3 ounce cua (1 ounce = 28.35g) chứa khoảng 300-500 mg chất béo tốt cho cơ thể bạn.

1.4 Cua có hàm lượng protein khá tốt, giúp nâng cao sức khỏe cho con người đặc biệt là trẻ em.

1.5 Cua có chất crom, hoạt động như chất insulin, rất tốt trong quá trình trao đổi đường trong cơ thể, giúp duy trì được lượng glucoze tốt.

1.6 Cua có chứa selen, giúp giảm được sự oxy hóa ở tế bào và mô, đồng thời rất quan trọng trong việc duy trì hoạt động hệ thống chức năng.

1.7 Cua chứa ít calorie (4 ounce thịt cua chứa 98 calorie, 2 gram chất béo) rất tốt cho tim.

2. Hướng dẫn mẹ cách nấu 4 món cháo ngon bổ rẻ từ cua đồng cua biển tại nhà cho bé ăn dặm

2.1 Cháo cua đồng bí đỏ cho bé

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cách thực hiện:

Gạo vo sạch, cho một ít nước đun sôi 5 phút.

Bí đỏ rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho vào nồi cháo nấu mềm.

Cua rửa sạch; bóc bỏ mai, yếm rồi xay, lọc lấy nước cho vào nấu cháo, gạch cua cho vào phi thơm với hành củ rồi cho vào cháo nấu tiếp đến khi cháo đặc lại là được. Xúc cháo ra rồi cho dầu ăn vào để nguội và cho bé ăn.

2.1 Cháo cua đồng cho bé biếng ăn

Nguyên liệu cần chuẩn bị (cho 4-5 người):

Gạo tẻ ngon: 1 lon gạo (lượng gạo có thể gia giảm tương đối tùy theo bạn muốn ăn cháo loãng hay đặc)

Cua đồng: 500-600g

Hành khô: 50g

Hành xanh, thì là

Gia vị, nước mắm, ớt, tiêu

Quẩy (chỉ dành cho người lớn, đối với bé thì không nên ăn quẩy).

Cách thực hiện:

Gạo tẻ vo sạch, ngâm trong nước khoảng 45-60 phút. Gạo sau khi ngâm vớt ra để ráo, giã vỡ hạt gạo.

Cua đồng rửa sạch, tách mai, bỏ yếm. Khều gạch cua để riêng.

Cua cho vào cối giã nát, khi giã nhớ cho chút muối, lọc lấy nước, bỏ bã.

Bắc nồi nước lọc cua lên bếp, quấy đều tới khi thấy thịt cua bắt đầu kết tủa thì có thể ngừng, chờ cho nồi nước sôi bùng, thịt cua đóng thành váng thì hạ lửa nhỏ.

Vớt thịt cua ra bát.

Để nguyên nồi nước cua trên bếp, vặn lửa to vừa, cho từng nắm gạo giã vào. Chú ý vừa cho gạo vừa quấy đều tay để tránh gạo bị vón cục và đóng dưới đáy nồi.

Sau khi cho hết gạo vào nồi nước vẫn phải liên tục quấy, cho tới khi thấy gạo bắt đầu nở đều thì có thể dừng tay. Đậy hé vung nồi, vặn lửa nhỏ, nêm nếm lại gia vị và gia giảm xem lượng nước cho cháo đã hợp lý chưa. Đun nhỏ lửa như vậy thêm khoảng 20-30 phút là được.

Trong khi chờ cháo chín nhừ, ta có thể quay sang chưng gạch và thịt cua: Hành khô thái mỏng, phi với dầu ăn tới khi thấy hành ngả sang màu vàng và dậy mùi thơm thì đổ gạch cua vào, dùng đũa quấy đều.

Khi gạch chưng thơm vàng, dậy mùi thì có thể cho thịt cua vào, vặn lửa nhỏ.

Nêm nếm gia vị, nước mắm, để trên bếp khoảng 10-15 phút cho thịt cua, gạch chưng và gia vị ngấm đều với nhau.

Đổ thịt cua đã chế biến ra một bát riêng.

Hành xanh, thì là thái nhỏ, bày riêng ra đĩa.

Trình bày món ăn:

Cháo múc ra bát, xúc gạch cua lên trên, rắc thêm hành xanh – thì là thái nhỏ. Rắc tiêu, ớt cho thơm. Ăn nóng kèm quẩy.

Cháo cua đồng tuy khá mất thời gian chế biến nhưng rất dễ ăn, rất hợp để đổi món khi bạn và gia đình không còn mấy hứng thú với các bữa cơm lặp đi lặp lại hàng ngày. Không những thế, món cháo ngọt ngào này rất tuyệt dành cho bé hay bà bầu trong gia đình để bổ sung canxi và giải nhiệt.

2.3 Cháo cua biển cà rốt cho bé

Khi bé trên 1 tuổi, mẹ có thể yên tâm bổ sung món cua biển vào thực đơn hàng ngày của bé. Với lượng protein cao hơn hẳn các loại thịt khác, cua biển còn đứng top đầu danh sách các món có hàm lượng canxi cao, vậy mẹ còn chần chừ gì mà không mua cho bé một chú cua biển tươi ngon về chế biến nào?

Để lựa được những chú cua ngon, mẹ nên lưu ý chọn những con cua có yếm to, ấn vào thấy rắn chắc, nhìn yếm vẫn còn bám chắc vào thân, chân và càng chuyển động khỏe mạnh, linh hoạt, gai trên càng và mai cua vẫn còn sắc nguyên- đó chính là những con cua còn tươi sống và nhiều thịt. Với món cua, mẹ nên cho bé ăn lượng thịt ít hơn so với thịt heo, thịt bò vì thịt cua khá cao đạm. Lí tưởng nhất là mẹ nên cho ăn vào buổi sáng hoặc buổi trưa, tránh cho bé ăn cua buổi sáng dễ đầy bụng khó tiêu.

Nguyên liệu chính: Cua thịt, cà rốt, ngô bắp.

Mẹ sẽ thật bất ngờ khi thấy vị thơm của ngô, vị ngọt của cà rốt hoà quyện cùng những miếng thịt cua được phi hành dậy mùi giúp bé khoái khẩu vô cùng!

Cách thực hiện:

Bước 2: Mẹ gọt tách ngô lấy hạt. Sau đó xay nhuyễn cùng 90ml nước, lọc bỏ bã, còn nước ngô dùng để nấu cháo. Như vậy, nồi cháo sẽ thơm thơm vị ngô ngọt và có màu vàng ruộm hấp dẫn.

Sau 45 phút – khi cháo đã chín và bé chuẩn bị ăn, mẹ vớt bỏ củ cà rốt hầm và cho cà rốt đã băm nhuyễn vào nấu chin.

Bước 4: Song song khi món cháo đã gần tắt bếp, mẹ băm nhuyễn thịt cua. Bắc chảo cho dầu olive phi ½ củ hành khô bằm nhỏ thật thơm rồi cho thịt cua vào đảo nhanh tay.

Bước 5: Mẹ đổ cháo cà rốt ra bát, rắc thịt cua đã được phi hành dậy mùi thơm lừng và cho thêm vài giọt dầu gấc là bé yên tâm “đánh chén”.

2.4 Cháo cua rau mồng tơi cho trẻ 9 tháng trở lên

Đầu tiên, các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em sẽ hướng dẫn các chị em cách nấu cháo cua biển rau mồng tơi để cải thiện bữa ăn cho bé biếng ăn.

Khi con trên 9 tháng là mình đã hoàn toàn an tâm bổ sung hải sản tôm cua vào cháo ăn dặm của con hàng ngày. Cháo được nấu từ thịt cua biển nên rất giàu kẽm, vitamin A, C giúp tăng miễn dịch cho cơ thể bé. Cháo cua biển còn được xem như là một món ăn dinh dưỡng phòng tránh chứng còi xương cho bé vì cua giàu chất đạm hòa tan, canxi nên bé dễ hấp thu hơn.

Cua biển có nhiều loại: cua gạch, cua thịt, cua nước để ta lựa chọn theo sở thích hay theo yêu cầu chế biến của món ăn. Tuy nhiên đối với trẻ ăn dặm, gạch cua vẫn có thể gây dị ứng nên các mẹ lưu ý chỉ mua cua thịt cho bé. Khi chọn cua, các mẹ nhìn vào bên ngoài thấy lớp vỏ màu xám đục, dùng tay ấn vào yếm cua thấy rắn chắc, yếm to là cua có nhiều thịt.

Món cua biển nhiều đạm, nấu để bổ sung dinh dưỡng cuối tuần cho con quả là rất hợp lý.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

1 chén cháo trắng nấu đặc.

Nạc cua biển gỡ nhỏ 20g (2 muỗng canh)

Rau mồng tơi xắt nhỏ 20g (2 muỗng canh)

1/2 viên bơ lạt (5g)

Nước dùng gà.

Cách thực hiện:

Bước 1: Cua biển mua về chà sạch bùn đất. Hấp chín với vài lát gừng.

Bước 2: Gỡ nạc cua, xé tơi. Các mẹ nhớ kiểm tra kỹ những mảnh vụn vỏ cua thường hay dính lẫn trong thịt cua để tránh bị hóc.

Thường 1 con cua gỡ ra được rất nhiều thịt nên mình chỉ lấy 1 ít để nấu cho con, phần thịt cua còn lại thì sao khô thành ruốc cất tủ lạnh cho con ăn dần.

Bước 3: Bắc nồi, cho bơ vào đun chảy.

Bước 4: Đợi bơ tan thì các mẹ đổ thịt cua vào, đảo nhanh tay.

Bước 5: Cho cháo và ít nước dùng vào nồi, đảo đều rồi cho rau vào, nêm xíu nước mắm rồi đợi đến khi cháo sôi lại thì tắt bếp là được.

Bước 6: Cho rau mồng tơi thái nhỏ vào đun cho đến khi rau chín. Vì Kem nhà mình ăn cũng khá đặc nên mình chỉ để cháo ít nước. Với bé chưa quen ăn thô, mẹ có thể thêm chút nước cho loãng vừa độ ăn của con.

Vậy là đã hoàn thành món ăn rồi đấy!

Cả 4 món cháo trên đều vô cùng giàu dinh dưỡng, các bà mẹ có thể linh hoạt thay đổi cho bé yêu nhà mình thay đổi khẩu vị mà không chán. Nhưng bên cạnh đó các mẹ nên lưu ý một số vấn đề khi sử dụng cua chế biến cho bé ăn sau:

Mẹ không nên cho bé ăn những con cua đồng đã chết vì cua đồng chết có thể bị nhiễm khuẩn dễ làm bé bị ngộ độc.

Cháo cua sau khi nấu chín thì mẹ nên cho bé ăn ngay, để lâu sẽ bị tanh ăn không ngon.

Thịt cua dễ bị ôi thiu. Bởi vậy, mẹ nên chế biến đến đâu thì đem nấu cháo cho bé ăn đến đó. Nếu còn thừa nên bảo quản cẩn thận trong tủ lạnh.

Cháo cua phải được nấu thật chín mới nên cho bé ăn. Tuyệt đối không cho bé ăn cháo cua sống. Bé đang bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,…thì cần tránh ăn cháo cua đồng.

Hướng Dẫn Cách Nấu Cháo Rong Biển Cho Bé Ăn Dặm

Theo giá trị thành phần dinh dưỡng của rong biển người ta thấy: hàm lượng sinh tố A trong rong biển cao gấp 2-3 lần so với cà rốt, hàm lượng canxi cao gấp 3 lần so với sữa bò, vitamin B2 cao gập 4 lần trong trứng.

Trong rong biển có chứa các dưỡng chất:

Vitamin C trong rong biển là chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự trao đổi chất của tế bào, thúc đẩy sự hình thành collagen trong cơ thể, làm vết thương mau lành và có tác dụng phòng chảy máu chân răng.

Iot là chất khoáng rất cần thiết cho tuyến giáp, có nhiều trong rong biển. Thiếu iot sẽ dễ mắc bệnh bướu cổ

Vitamin B2 trong rong biển có tác dụng tham gia truyền dẫn trong quá trình oxy hóa của cơ thể. Nếu cơ thể thiếu vitamin B2 kéo dài sẽ gây rối loại trao đổi chất của các tế bào.

Axit béo trong rong biển có tác dụng thúc đẩy cơ thể thải loại cholesterol, khống chế lượng cholesterol trong máu, từ đó ngăn ngừa bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch. Ngoài ra, rong biển còn chứa DHA, canxi và một số dưỡng chất khác cần thiết cho sức khỏe.

Nhiều nghiên cứu khoa học trong thời gian gần đây cũng xác nhận rong biển có tác dụng phòng chống virus và ung thư. Huyết dịch của bệnh nhân mang tính axit, trong đó rong biển lại là thức ăn mang tính kiềm chứa nhiều canxi, vì thế, có tác dụng điều tiết và cân bằng độ axit và kiềm trong máu. Chất cellulose có nhiều trong rong biển kích thịch sự co bóp của ruột, đẩy nhanh quá trình bài tiết, hạ thấp nồng độ những chất có nguy cơ gây ung thư trong đường ruột, từ đó làm giảm nguy cơ mắc ung thư kết tràng và ung thư trực tràng.

Hướng dẫn chế biến cháo rong biển cho bé ăn dặm

Sơ chế rong biển. Rong biển có 2 loại khô và tươi , tuy nhiên để tìm mua loại rong biển tươi quả thật không hề dễ chút nào vì thế bạn nên mua loại rong biển khô cũng được. Đối với loại rong biển khô nấu canh đã qua sơ chế rồi nên bạn không cần phải thực hiện qua công đoạn này nhưng bạn có thể về ngâm nước muối tầm 10 phút , vớt ra để ráo nước rồi dùng dao cắt thành những khúc nhỏ vụn cho dễ ăn.

Thịt bò: Rửa sạch rồi băm nhỏ sau đó tẫm ướp gia vị: 1 muỗng dầu ăn, 1/2 hạt nem, 1/2 Ajingon, 1 muỗng nước mắm, một ít tiêu và nén

Gạo: Vo gạo thật kĩ rồi cho tầm khoảng 1,5 lít nước vào, bắt lên bếp đun sôi

Quá trình đun sôi bạn bạn sơ chế cà rốt bằng cách gột vỏ sắt thành những lát nhỏ, rau hành lá và ngò thơm cũng cắt thành khúc

Đợi khi nước sôi, gạo nở ra thành cháo bạn cho thịt bò và cà rốt vào đun sôi thêm 1 lần nữa, sau đó nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng, tiếp đến cho rong biển vào nhắt xuống ngay, đừng để lâu trên bếp sẻ khiến rong biển mềm nhũn rất khó ăn.

Rong biển wakame: ngâm nở, thường thì mình dùng một sợi dài. Và lấy luôn nước ngâm rong biển để nấu cháo

Gạo tám thơm

Đậu xanh

Hạt diêm mạch

Nước sạch

Khoai lang

Dầu hướng dương, muối, tương tamari, đầu trắng cây boaro, chút nghệ tươi.

Chế biến

Cho nguyên liệu đã ngâm, khoai lang đã sơ chế, nước lọc, nước ngâm rong biển, một chút muối, đun trên bếp với lửa nhỏ giúp cháo nhừ chín và sánh lại.

Khi cháo gần chín, đun dầu hướng dương cho nóng, thêm boaro, nghệ băm nhỏ vào phi thơm, cho tiếp rong biển đã ngâm thái hạt lựu, nêm chút tương tamari cho rong biển đậm đà, xào sơ và tắt bếp.

Khi cháo đã chín thì cho nguyên liệu vừa sơ chế xong, trộn đều, tắt bếp và thêm rau mùi tàu hoặc mùi ta để tăng thêm hương vị cho cháo. Thêm một chút hành ngò và múc ra bát cho bé dùng lúc còn nóng.

5 Cách Nấu Cháo Bột Yến Mạch Thơm Ngon, Bổ Dưỡng Cho Bé Ăn Dặm

Cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm

Bé mấy tháng tuổi thì ăn được cháo yến mạch? Yến mạch là thực phẩm lành và ít gây dị ứng nên các mẹ hoàn toàn yên tâm và có thể cho con làm quen với món ăn này ngay khi con được 6 – 7 tháng tuổi.

Cách nấu cháo yến mạch thịt bò cần tây cho bé

Nguyên liệu gồm:

Cách nấu cháo yến mạch thịt bò cần tây cho bé như sau:

– Bước 1: Cần tây rửa sạch, thái nhỏ, xay nhuyễn lấy cả nước lẫn cái.

– Bước 2: Thịt bò băm nhỏ đun 2 phút.

– Bước 3: Yến mạch xay nhỏ.

– Bước 4: Đun 50g yến mạch và cần tây với 100g nước, vừa đun vừa khuấy đều tay đến khi chín.

– Bước 5: Cho thịt bò vào hỗn hợp, đun thêm 1 phút rồi tắt bếp. Bỏ 1 thìa dầu olive.

– Bước 6: Múc cháo ra tô, cho bé ăn ngay khi nóng hoặc cấp đông.

Cách nấu cháo yến mạch rau củ cho bé

Nguyên liệu gồm:

Cách nấu cháo yến mạch rau củ cho bé như sau:

– Bước 1: Xay nhỏ yến mạch.

– Bước 2: Đậu Hà Lan, cà rốt, củ cải đỏ và súp lơ rửa sạch, thái miếng nhỏ.

– Bước 3: Cho yến mạch và tất cả các loại rau trên vào nồi, đổ ngập nước đun nhừ trong vòng 15 phút.

– Bước 4: Đổ sản phẩm ra rây mịn, nghiền nhuyễn. Sau đó trộn vào hỗn hợp 1 thìa dầu olive.

– Bước 5: Cháo yến mạch có thể cho bé ăn ngay khi nóng hoặc cấp đông dùng dần.

Cách nấu cháo yến mạch tôm đậu bắp cho bé

Nguyên liệu gồm:

Cách nấu cháo yến mạch tôm đậu bắp cho bé như sau:

– Bước 1: Cho tôm và đậu bắp vào máy xay nhuyễn.

– Bước 2: Nấu yến mạch, tôm, đậu bắp trong 10 phút để cháo chín nhừ.

– Bước 3: Đổ cháo ra bát và cho thêm gia vị, dầu oliu. Cho bé ăn ngay khi còn nóng.

Cách nấu cháo yến mạch trứng gà cho bé

Nguyên liệu gồm:

Cách nấu cháo yến mạch trứng gà cho bé như sau:

– Bước 1: Cho yến mạch vào nồi đổ ngập nước nấu chín kỹ trong 10 phút.

– Bước 2: Đập trứng gà vào khuấy đều trong 2 phút và đổ ra bát.

– Bước 3: Thêm 1 thìa dầu oliu để tăng vị béo ngậy mà các bé rất yêu thích. Cho bé ăn nóng.

Cách làm món yến mạch trộn chuối cho bé

Món yến mạch trộn chuối phù hợp với những bé ăn dặm bằng phương pháp cầm bốc.

Nguyên liệu gồm:

Cách làm món yến mạch trộn chuối cho bé như sau:

– Bước 1: Chuối nghiền nhuyễn.

– Bước 2: Xay yến mạch thành dạng bột nhỏ.

– Bước 3: Trộn đều chuối và yến mạch, nặn thành cách hình yêu thích.

– Bước 4: Cho vào lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong vòng 10-15 phút.

Cách bảo quản yến mạch

Việc bảo quản yến mạch cũng quan trọng không kém, các mẹ lưu ý vì yến mạch rất dễ bị mốc nên các mẹ không nên mua với số lượng lớn.

Yến mạch được bảo quản tốt có thể để được trong vòng 2 tháng. Để bảo quản, mẹ cho bột yến mạch vào hộp kín, để nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, hoặc mẹ có thể cho vào tủ lạnh để bảo quản.

Yến mạch lành tính, ít gây dị ứng và vô cùng bổ dưỡng cho bé nên được rất nhiều mẹ lựa chọn thêm vào thực đơn ăn dặm của bé. Bài viết chia sẻ các mẹ cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm cực thơm ngon, bổ dưỡng. Hy vọng qua bài viết này, các mẹ có thêm những kiến thức hữu ích trong việc nấu cháo bột yến mạch đầy bổ dưỡng cho con cũng như làm phong phú, đa dạng thêm thực đơn ăn dặm của bé, giúp bé ăn ngon miệng, có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện sau này.

10 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Bổ Dưỡng Cho Bé Ăn Dặm, Tăng Cân Thông Minh

Có 3 loại yến mạch mà các mẹ có thể sử dụng để nấu cháo ăn dặm cho bé yêu:

Steal cut oats

Là loại yến mạch được nghiền nhỏ của yến mạch nguyên hạt. Loại yến mạch này tuy tốn ít nước hơn yến mạch nguyên hạt nhưng vẫn mất tới 30 phút mới có thể nấu chín.

Với loại yến mạch này, mẹ có thể chế biến thành các loại cháo yến mạch cho bé ăn dặm.

Yến mạch nguyên hạt hay còn gọi là yến mạch tươi, còn nguyên cám và tinh bột. Loại yến mạch này mất khá nhiều thời gian để chế biến và bạn cần ngâm nước khoảng 50 phút trước khi chế biến cho bé ăn. Loại yến mạch này phù hợp với các bé từ 11 – 18 tháng tuổi trở lên.

Rolled oats

Loại yến mạch đã được hấp chín và lăn dẹt phổ biến được dùng nhiều nhất. Loại yến mạch này nấu khá nhanh, thường chỉ mất khoảng 5-15 phút để chế biến. Để nấu cháo ăn dặm cho bé ăn yến mạch cán thì mẹ nên nấu theo tỷ lệ 1 yến mạch : 2 nước.

Yến mạch “ăn liền” được cắt và cán cực kỳ mỏng. Do đó bạn hoàn toàn chỉ cần chế thêm nước sôi là có thể dùng được ngay. Tuy là sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt nhưng yến mạch “ăn liền” có thể sẽ ít dưỡng chất hơn vì thường được cho các phụ gia như đường, muôi, hương liệu. Loại yến mạch này chỉ để cho người lớn và trẻ trên 1 tuổi sử dụng.

10 món cháo yến mạch ăn dặm cho bé tăng cân thông minh

Cháo yến mạch thịt bò cung cấp nguồn chất đạm, vitamin và chất xơ dồi dào cho bé phát triển. Mẹ có thể nấu món cháo này cho bé từ 7 tháng tuổi trở lên.

Nguyên liệu cần có: ba thìa canh bột yến mạch, 50g thịt bò, ½ củ cà rốt.

Cách thực hiện: Trước tiên, mẹ đem rửa sạch cà rốt và thịt bò. Sau đó băm nhỏ hoặc xay nhuyễn thịt bò, thái cà rốt nhỏ hình hạt lựu. Bột yến mạch thì ngâm với nước trong 15 phút.

2. Cháo yến mạch cá hồi cho bé ăn dặm

Cá hồi rất giàu Omega 3 và Omega 6 giúp bé phát triển não bộ và thị lực. Mẹ có thể nấu cháo cá hồi yến mạch cho bé từ 9 tháng tuổi trở lên.

Nguyên liệu cần có: 30g yến mạch, 10g cá hồi, hành lá, gia vị, dầu ăn trẻ em.

Cách thực hiện: Nếu có cá hồi nguyên con thì đem cá vào hầm, sau đó rút xương lấy thịt. Còn nếu mẹ mua theo từng miếng không xương thì có thể thái ra từng miếng nhỏ phù hợp với độ nhai của bé. Yến mạch sau khi ngâm với nước thì đem đun sôi. Thịt cá hồi thì đem xào cho thơm rồi cho vào nấu cùng với yến mạch trong vòng 5-10 phút. Mẹ nêm nếm thêm gia vị cho phù hợp với khẩu vị của bé rồi tắt bếp.

Cháo yến mạch rau củ cung cấp cho bé nguồn dinh dưỡng dồi dào và nguồn chất xơ tự nhiên, giúp bé tăng cân, cao khỏe mà không lo táo bón. Món cháo này có thể dùng cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi.

Nguyên liệu cần có: 50g yến mạch, một củ cà rốt nhỏ, một củ cải đỏ nhỏ, hai nhánh súp lơ.

Cách thực hiện: cho bột yến mạch ngâm với nước trong 15 phút. Rau cải, cà rốt, củ cải đỏ rửa sạch và thái hạt lựu. Sau đó, cho yến mạch, cà rốt, củ cải đỏ vào nấu chung đến khi nào sôi thì đun nhỏ lửa thêm 10-15 phút. Sau đó, mẹ nêm nếm gia vị và cho súp lơ vào nấu chín rồi tắt bếp.

Nguyên liệu cần có: 40g yến mạch, 100g bí đỏ, một miếng phô mai, gia vị, dầu ăn trẻ em.

Cách thực hiện: ngâm yến mạch với 100ml, bí đỏ thái lát mỏng, nấu chín rồi đem xay nhuyễn. Sau đó cho yến mạch vào nồi nấu đến khi nở bung ra thì cho bí đỏ xay nhuyễn vào. Nêm nếm thêm gia vị cho vừa khẩu vị bé rồi tắt bếp.

Nguyên liệu cần có: 60g yến mạch, một quả trứng gà, 250ml sữa công thức, đường trắng.

Cách thực hiện: Ngâm yến mạch với nước trong 30 phút. Sau đó đun sôi nước dùng rồi đập trứng gà vào. Khi trứng gà đã chín thì cho yến mạch vào nấu đến khi chín nhừ. Tiếp đến cho sữa công thức vào và thêm ít đường để bé dễ ăn hơn. Sau đó tắt bếp và để nguội cho bé thưởng thức.

Món cháo yến mạch cho bé ăn dặm này có thể dùng cho bé từ 1 tuổi. Cháo yến mạch thịt bằm cà rốt mang lại nguồn dinh dưỡng dồi dào và đầy đủ, cho bé phát triển toàn diện.

Nguyên liệu cần có: 30g yến mạch, 20g thịt bằm, 20g cà rốt, hành lá thái nhỏ.

Cách thực hiện: ngâm bột yến mạch với nước trong 15-30 phút để yến mạch nở. Trong thời gian chờ đợi thì xay nhuyễn cà rốt và thịt bằm rồi đem nấu chín trong 10 phút. Tiếp đến cho yến mạch vào nấu chín trong ba phút. Cuối cùng, mẹ nêm nếm gia vị, cho dầu ăn vào và cho thêm ít hành lá. Nấu chín các nguyên liệu rồi tắt bếp.

Nguyên liệu cần có: 50g yến mạch, hai muỗng sữa bột công thức hoặc sữa đặc.

Cách thực hiện: cho yến mạch và 300ml vào nồi đun sôi, khuấy đều để không bị cháy. Sau đó đổ sữa vào và khuấy đều trong một phút. Mẹ có thể cho thêm một chút bơ hoặc phô mai để món cháo thêm đậm đà và thơm ngon.

Cần tây chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, yến mạch và thịt bò là nguồn chất đạm dồi dào. Do đó, cháo yến mạch thịt bò cần tây mang lại nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho bé từ 1 tuổi trở lên.

Nguyên liệu cần có: 10g thịt bò, 50g yến mạch, hai nhánh cần tây, dầu oliu.

Cách thực hiện: ngâm yến mạch với nước trong 15 phút. Trong thời gian đó, bạn đen cần tây thái nhỏ và xay nhuyễn, lấy cả nước và cái. Sau đó, cho yến mạch và cần tây vào nồi nấu chín rồi cho thịt bò vào đun trong tầm một phút. Cuối cùng, bạn cho thêm một thìa dầu oliu vào khuấy đều, đun sôi và tắt bếp.

Nguyên liệu cần có: 100g yến mạch, 200g bào ngư, hành lá tía tô, gừng, gia vị.

Cách thực hiện: bào ngư đem rửa sạch rồi cho vào hầm. Yến mạch sau khi đã được ngâm với nước thì cho vào nấu cùng bào ngư. Nấu trong vòng 10 phút cho cháo chín hẳn thì nêm gia vị, dầu ăn trẻ em, hành lá và tía tô. Cuối cùng, đun cho đến khi nguyên liệu chín hết thì tắt bếp.

Cùng với món cháo yến mạch cá hồi cho bé ăn dặm thì cháo yến mạch tôm tươi là món cháo hải sản rất bổ dưỡng và được nhiều bé yêu thích. Món cháo này dành cho bé từ 8 tháng tuổi trở lên.

Nguyên liệu cần có: ba thìa yến mạch, 50g tôm tươi, 3-4 lá cải ngọt.

Cách thực hiện: Tôm đem bóc vỏ, rửa sạch rồi xay nhuyễn. Yến mạch đem ngâm với 100ml nước. Cải ngọt rửa sạch, thái nhỏ. Sau đó, mẹ cho tôm và 200ml nước vào nồi rồi đun rồi đến khi tôm chín thì cho bột yến mạch vào khuấy đều trong 10 phút. Sau đó, cho rau cải vào, thêm gia vị và tắt bếp.

Chúc bé yêu nhà bạn ngon miệng!

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu 4 Món Cháo Cho Bé Ăn Dặm Bổ Dưỡng Từ Cua Biển &Amp; Cua Đồng trên website Utly.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!