Xu Hướng 5/2023 # Cách Ăn Hạt Óc Chó Cho Bà Bầu? Nên Ăn Vào Tháng Thứ Mấy? # Top 6 View | Utly.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Cách Ăn Hạt Óc Chó Cho Bà Bầu? Nên Ăn Vào Tháng Thứ Mấy? # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Cách Ăn Hạt Óc Chó Cho Bà Bầu? Nên Ăn Vào Tháng Thứ Mấy? được cập nhật mới nhất trên website Utly.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Quả óc chó được xem là vua của các loại hạt, là 1 trong những “siêu thực phẩm” đặc biệt tốt cho mẹ bầu và trẻ nhỏ.

Ăn quả óc chó mỗi ngày vừa giúp bạn khỏe mạnh vừa giảm căng thẳng mệt mỏi khi mang thai.

Mẹ có biết!

Trong quả óc chó sở hữu hàm lượng Omega 3 dồi dào (gấp 3 lần cá hồi, gấp 5 lần cua biển) rất tốt cho sự phát triển thể chất và trí não của thai nhi.

Ngoài ra, sử dụng hạt óc chó còn giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng phòng ngừa nhiều bệnh, giảm cholesterol, giúp da dẻ mịn màng.

Bởi vậy, việc sử dụng quả óc chó trong thời gian mang thai đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều mẹ bầu hiện nay.

Nhưng!!!!

Rất nhiều mẹ bầu không biết ăn quả óc chó sao cho đúng cách, 1 ngày nên ăn mấy quả óc chó? Ăn quả óc chó như thế nào thì tốt nhất?

Ăn trực tiếp hạt khi vừa tách vỏ.

Đây là cách ăn óc chó phổ biến nhất được khuyến khích nhiều nhất.

Vì mẹ sẽ ăn ở dạng thô nguyên chất giữ được hương vị nguyên bản, hấp thu tối đa dinh dưỡng có trong hạt óc chó.

Ăn hạt óc chó tách vỏ kiểu này rất thú vị, giống như bạn ăn một món snack lành mạnh thay cho các món ăn vặt không tốt cho sức khỏe.

Ăn trực tiếp quả óc chó tách vỏ giúp giữ được nhiều dưỡng chất

Ăn đủ lượng, ăn đều mỗi ngày là bí quyết sử dụng của bất cứ loại thực phẩm bổ sung nào.

Chế biến hạt óc chó thành sữa để uống

Hạt óc chó cũng như hạt hạnh nhân rất giàu dinh dưỡng.

Mẹ có thể biến tấu óc chó bằng cách xay óc chó thành sữa, rất tốt cho sức khỏe.

Kết hợp hạt óc chó vào các món bánh ngọt, salat

Óc chó là nguyên liệu gia giảm cho các món bánh ngọt rất phổ biết ở phương Tây.

Hương vị thơm ngon, giòn ngọt làm cho hạt óc chó mang đến hương vị mới lạ rất thú vị cho món bánh hoặc món rau trộn.

Óc chó tẩm mật ong một cách ăn óc chó ngọt ngào hấp dẫn.

– Mật ong ¼ cup ( dùng đo lường trong nấu ăn, cái này các mẹ biết)

– Chút xíu đường và muối.

– Hạt óc chó đã tách vỏ.

Bước 1: Làm nóng lò nướng trước ở 1500 độ C

Các mẹ đun mật ong trên bếp cho đến khi có bọt và có cảm giác mịn, sánh hoặc cho vào lò vi sóng khoảng 1 phút.

Bước 2: Cho hạt óc chó vào mật ong trộn đều cho mật ong phủ đều hạt óc chó.

Bước 3: Sau đó cho muối + đường vào trộn đều.

Cho hạt óc chó đều ra khay và nướng trong vòng 20 phút

Bước 4: Óc chó nguội cho vào hũ kín để tủ lạnh dùng dần.

Bà bầu nên ăn quả óc chó vào tháng thứ mấy?

Chúng ta biết hạt óc chó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Vậy ăn vào thời điểm nào là tốt nhất?

Trên thực tế, hạt óc chó ăn vào thời điểm nào cũng tốt. Thậm chí, mẹ bầu có thể ăn trong suốt 9 tháng 10 ngày.

Tuy nhiên, thời điểm vàng để bổ sung dinh dưỡng tốt nhất chính là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.

Mẹ bầu ăn hạt óc chó ở 3 tháng đầu bởi vì “vua” của các loại hạt có thể phòng chống nguy cơ dị tật thai nhi.

Hơn thế, nhiều nghiên cứu đã chứng minh bắt đầu từ tuần thứ 3, não của bé phát triển rất mạnh.

Lúc này các hợp chất quý trong hạt óc chó sẽ hoàn thành “xuất sắc” nhiệm vụ của mình để phát triển não bộ.

Còn trong 3 tháng cuối, các tế bào thần kinh bắt đầu tăng tốc và não tăng trọng lượng.

Nếu mẹ bầu ăn hạt óc chó vào thời điểm này bé sẽ ra đời với bộ óc thông minh vượt bậc.

Chung quy lại mẹ bầu có thể bổ sung hạt óc chó vào bất kỳ thời điểm nào. Từ giai đoạn chuẩn bị đến mang thai, sau sinh và cho con bú đều là thời điểm lý tưởng.

Bà bầu 1 ngày nên ăn mấy hạt óc chó?

Theo lời khuyên các chuyên gia, cách sử dụng hạt óc chó cho bà bầu rất đơn giản.

Trong suốt thời gian mang bầu và sau sinh, các mẹ nên thường xuyên sử dụng hạt óc chó.

Mỗi ngày nên ăn từ 10-15 hạt chia đều ra sáng trưa, chiều, tối vừa giúp cơ thể hấp thu hết các chất dinh dưỡng vừa giảm tình trạng biếng ăn.

Mua quả óc chó ở đâu đảm bảo?

Hi các mẹ, em là Lan Anh!

Chủ sở hữu thương hiệu bột ngũ cốc dinh dưỡng An Mộc Hương làm từ 21 loại hạt cao cấp.

Và quả óc chó là 1 trong những thành phần không thể thiếu trong sản phẩm.

Quả óc chó nhập khẩu nguyên bao từ Mỹ, vừa dùng để sản xuất và vừa dùng để bán cho các mẹ có nhu cầu sử dụng.

Anh chị và các bạn có thể liên hệ chúng tôi Anh: 0369.759.584 / / Chat Facebook để được tư vấn cụ thể thông tin.

Nếu anh chị mua ngũ cốc từ 2kg sẽ được tặng 500 gram óc chó.

Lời kết

Như vậy, với cách ăn hạt óc chó theo kiểu truyền thống là ăn hạt thô nguyên chất, An Mộc Hương đã gợi ý cho các mẹ thêm cách làm sữa từ hạt óc chó, chế biến hạt óc chó tẩm mật ong hay kết hợp hạt óc chó vào các món salat, bánh ngọt

Chúc mẹ và bé thật nhiều sức khoẻ!

Cách Ăn Quả Óc Chó Đúng Nhất

Cách ăn quả óc chó đúng cách như ăn với hàm lượng bao nhiêu, ăn lúc nào và ăn như thế nào sẽ giúp cung cấp dưỡng chất hợp lý, tốt cho sức khỏe người dùng.

Quả óc chó có tính ấm, vị ngọt có tác dụng tuyệt vời cho não bộ và có khả năng chống lại nhiều bệnh. Nếu bạn thường xuyên dùng quả óc chó thúc đẩy lông tóc tăng trưởng, làm cho làn da mịn màng, nâng cao chức năng thần kinh, có tác dụng bổ não. Nhưng cách ăn quả óc chó như thế nào cho đúng nhất để dậy lên được mùi vị mà vẫn bảo toàn được hàm lượng dinh dưỡng có trong nó. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1/ Ăn quả óc chó đúng cách

Do có lớp vỏ cứng bên ngoài, nên cách ăn quả óc chó thông dụng nhất là dùng kìm kẹp vỡ phần vỏ và ăn phần nhân bên trong, bỏ lớp màng ở giữa. Nếu không tìm được vật gì để kẹp hay đập vỏ, bạn có thể dùng tuốc-nơ-vít đặt vào chỗ lõm của quả óc chó rồi xoay nhẹ, vỏ sẽ tự động tách ra.

Một cách khác là cho quả óc chó vào hấp lửa to trong vòng 8 phút, lấy ra cho vào nước lạnh ngâm 3 phút, sau đó vớt ra, dùng vật cứng đập vỡ từng hạt để lấy nhân rất dễ dàng. Tiếp đến đem nhân ngâm vào nước sôi 4 phút, dùng tay vê nhẹ là đã loại bỏ được lớp màng bên ngoài.

Quả óc chó sau khi bỏ vỏ có thể ăn liền, nếu không thích bạn có thể quay nhẹ trong lò vi sóng, khi ăn quả óc chó có vị rất thơm và bùi. Ngoài ra, quả óc chó còn được dùng để làm bánh, ép lấy dầu, dùng với sữa tươi hay chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon khác phù hợp với sở thích của từng người.

2/ Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu quả óc chó?

– Nếu bạn chưa bao giờ sử dụng quả óc chó thì ngày đầu tiên nên ăn 2 – 3 quả, ngày thứ 2 ăn 4 – 5 quả. Khi ăn quả óc chó lần đầu có thể bạn chưa quen, không thích quả óc chó, việc sử dụng ít và tăng dần sẽ giúp cho bạn cảm thấy thích nghi, và thấy quả óc chó ngon hơn sau mỗi lần ăn. Sau đó, từ ngày thứ 3 hoặc nếu bạn đã ăn quen quả óc chó có thể nên ăn khoảng 8 quả óc chó mỗi ngày.

– Đây cũng chính là cách ăn quả óc chó cho bà bầu. Với số lượng quả óc chó như thế này sẽ đảm bảo giữ cho cảm giác của bạn về quả óc chó vẫn nguyên vẹn, không bị chán khi phải ăn nhiều. Đồng thời, với số lượng như trên đã bổ sung một lượng đủ các chất cần thiết với cơ thể trong quả óc chó. Khi sử dụng quá có thể sẽ làm dư thừa chất.

3/ Nên ăn quả óc chó vào lúc nào?

Quả óc chó có thể được sử dụng làm một món ăn vặt, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, giảm sự mệt mỏi và hỗ trợ giảm cân rất tốt. Bạn có thể ăn bất kỳ lúc nào. Đặc biệt đôi khi mang thai, hay khi đói thì có thể dùng quả óc chó làm một món ăn vặt thay vì các thực phẩm khác.

Bà bầu ăn quả óc chó còn rất tốt cho sức khỏe và thai nhi, giúp thai nhi phát triển tốt hơn, phòng ngừa nhiều vấn đề có nguy cơ mắc phải trong quá trình mang thai.

Hoặc với người muốn giảm cân, khi giảm cân bạn phải tuân theo một chế độ giảm cân nghiêm khắc, không ăn vặt, các chất gây béo phì, chất có ga, các loại snack, thức ăn ăn liền… Dường như việc cưỡng lại sức hút của đồ ăn là một điều khó khăn. Điều đó càng khó khăn hơn khi bạn không có thức ăn thay thế. Quả óc chó là một thực phẩm giúp bạn “giải trí”, “phân tâm” trước mùi thơm, sự hấp dẫn của những đồ ăn đầy chất béo. Quả óc chó không làm bạn tăng cân, mà thực sự cũng rất thơm ngon không kém.

4/ Cách bảo quản quả óc chó

Quả óc chó có thời hạn sử dụng trong vòng 1năm nhưng để đảm bảo chất lượng và hương vị bạn chỉ nên dùng trong vòng 2-3 tháng.

Bảo quản óc chó ở nơi thoáng mát, khô ráo, không để nơi có độ ẩm cao, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, khi mở túi nên đóng mép kĩ sau mỗi lần sử dụng, cách bảo quản tốt nhất là cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Thông tin liên hệ

Khu vực Hà Nội: – Số 33K Ngõ 387 Khương Trung mới (Vũ Tông Phan), Thanh Xuân, Hà Nội ĐT: 0985 871 222

Khu vực Đà Nẵng: – Siêu thị Jolly, số 31 Yên Bái, TP. Đà Nẵng ĐT: 0967 215 000

Khu vực TP. Hồ Chí Minh: – Số 32 Lê Lai, P3, Q. Gò Vấp, HCM ĐT: 0967 215 000

Tel: 04.629 23 171 Hotline 1: 0985 871 222 Hotline 2: 0978 597 375

Cách Sử Dụng Hạt Chia Cho Bà Bầu

Cách Sử Dụng Hạt Chia Cho Bà Bầu

Cách sử dụng hạt chia cho bà bầu như thế nào? Chế độ ăn có bổ sung hạt chia ra sao cho hợp lý là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm tìm hiểu.

Hạt chia là một trong những loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, có lợi cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Giàu vitamin, chất đạm thực vật, chất xơ, các acid béo Omega 3, Omega 6 và các khoáng chất, bổ sung hạt chia đúng cách không những giúp mẹ bầu khỏe mạnh mà còn giúp bé yêu trong bụng phát triển một cách toàn diện.

Mang thai là một trong những giai đoạn mà người phụ nữ cần được bổ sung năng lượng nhiều hơn bất kỳ lúc nào khác. Nhiều dưỡng chất phong phú, sử dụng hạt chia kết hợp với các loại thức ăn dinh dưỡng khác đều đặn giúp mẹ bầu trải qua một thai kỳ khỏe mạnh, yên ả. Tác dụng của hạt chia đối với mẹ bầu có thể được liệt kê như:

Hạt Chia Giúp Hỗ Trợ Phát Triển Trí Não Của Trẻ, Giúp Bé Trong Bụng Thông Minh Hơn, Khỏe Mạnh Hơn:

Trong nhân hạt chia là một phôi cứng màu trắng đóng vai trò là chất dinh dưỡng dự trữ cho mầm cây phát triển. Phần nhân trắng được bọc ở ngoài bằng một lớp vỏ mỏng màu đen, xám hoặc đen trắng. Trong nhân hạt chia này chứa một hàm lượng chất béo chưa bão hòa rất tốt là Omega 3 và Omega 6, đây là tiền chất của DHA và EFA, hai chất chủ yếu cấu thành 60% tế bào não bộ. Cơ thể lại không thể tự sản sinh ra các chất béo này, mà phải bổ sung từ thức ăn bên ngoài.

Mẹ bầu được cung cấp một lượng chất béo tốt trong giai đoạn mang thai rất có lợi cho quá trình hình thành vỏ não và tế bào thần kinh của trẻ. Do đó, theo khuyến cáo từ các bác sỹ, một chế độ ăn tốt dành cho bà bầu không thể thiếu các thức ăn giàu chất béo tốt như hạt chia, quả óc chó hoặc hạt hạnh nhân.

Các mẹ bầu trong thời gian mang thai không thể tránh khỏi các triệu chứng tâm lý như căng thẳng, stress hoặc các chứng đau đầu nhẹ. Các axit béo có trong hạt chia khi ăn vào khiến bà bầu sẽ cảm thấy dễ chịu, tinh thần thoải mái đồng thời giảm chứng đau nhức đầu thường xuất hiện trong giai đoạn thai kỳ.

Không những vậy, đạm thực vật dễ hấp thu trong hạt chia còn giúp mẹ hồi phục năng lượng và cơ thể khỏe khoắn. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ tác động tích cực đến tinh thần của Mẹ đấy.

Trung bình trong 100 gram hạt chia Mỹ có chứa tới 83.33mcg folate (hay còn gọi là acid folic). Bổ sung hồng cầu, ngăn ngừa dị tật khuyết ống thần kinh ở thai nhi, giảm thiểu nguy cơ thai nhi suy dinh dưỡng trẻ sinh thiếu tháng, con sinh nhẹ cân, bị Down..là những tác dụng của acid folic.

Ngoài ra, 7.92mg sắt có trong hạt chia cũng là yếu tố hỗ trợ bổ sung máu.

Các mẹ bầu vẫn hay thắc mắc hạt chia có lợi sữa không? Không những giúp lượng sữa mẹ sau sinh dồi dào hơn, chế độ ăn có hạt chia còn làm tăng chất lượng sữa, sữa sẽ không bị lỏng và chứa nhiều dưỡng chất cho bé nữa đấy.

Mẹ bầu sử dụng hạt chia đều đặn trong thời gian mang thai vừa giúp xương mẹ bầu chắc khỏe vừa giúp em bé được bổ sung một nguồn canxi cao ngay từ khi còn trong bụng. Hệ xương khớp của trẻ sẽ phát triển và không lo bị thiếu hụt canxi trong giai đoạn đầu đời.

Hướng Dẫn Cách Chế Biến Hạt Chia Cho Bà Bầu, Hạt Chia Cho Mẹ Sau Sinh:

Nước ép trái cây thường có vị thơm ngon và rất dễ uống. Uống hạt chia với nước ép hoa quả giúp bạn cung cấp thêm dưỡng chất cho cơ thể mà lại không khiến món uống bị mất mùi vị. Cách thực hiện đơn giản như sau:

Sữa chua trái cây là món giải khát cực hấp dẫn cho mùa hè nóng nực. Ngon miệng, thanh mát và lại giúp đẹp da, sữa chua trái cây là người bạn rất thân của phái nữ. Thêm một ít hạt chia ngâm nở vào sữa chua là cách tuyệt vời chúng mình thêm phần xinh đẹp, thon thả. Cách thực hiện như sau

Rau quả tươi vô cùng tốt cho sức khỏe, kết hợp thêm với hạt chia vừa giúp tăng lượng chất xơ, đạm thực vật và cả chất béo tốt cho món ăn này. Cách làm như sau

Ngoài ra, bạn có thể xay nhuyễn hạt chia và cho vào bột mỳ và trứng để làm nhân bánh ngọt. Trộn vào các loại kem, bánh…, hoặc chỉ đơn giản là cho hạt chia vào nước lọc hàng ngày và uống.

Bà Bầu Nên Uống Hạt Chia Như Thế Nào? Hướng Dẫn Dùng Hạt Chia Đúng Cách:

Dù là một loại hạt nhỏ bé, nhưng hạt chia lại đóng góp công sức khá lớn trong việc bổ sung nguồn dinh dưỡng, giúp mẹ khỏe mạnh và bé yêu phát triển toàn diện. Một số lưu ý nhỏ khi dùng hạt chia mẹ cần nắm như sau:

Liều lượng dùng hạt chia cho bà bầu: lượng dùng hợp lý dành cho bà bầu là khoảng từ 20 – 25 gram hạt khô/ ngày.

Thời gian sử dụng tốt nhất trong ngày: ta nên uống nước hạt chia vào mỗi sáng, trước bữa ăn sáng từ 30 – 45 phút/ vào buổi xế, sau bữa trưa khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ.

Bà bầu nên uống hạt chia như thế nào? – Mẹ bầu có thể kết hợp với các loại thức ăn, dùng 2 lần/ ngày hoặc pha vào nước uống thường dùng.

Không quá phụ thuộc vào nguồn xơ duy nhất từ hạt chia: tuy có lượng chất xơ dồi dào, song cùng với việc uống hạt chia, các mẹ cần bổ sung thêm các loại chất xơ thực vật khác để tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, đào thải chất độc trong cơ thể và tránh bị táo bón thường thấy trong thai kỳ.

Ngoài Hạt Chia, Bà Bầu Nên Ăn Hạt Gì, Các Loại Thức Ăn Nào Để Bổ Sung Thêm Dưỡng Chất Tốt?

Trong giai đoạn mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có rất nhiều biến đổi để chuẩn bị cho sự ra đời của một sinh linh mới.

Dù vốn đang có một chế độ ăn lành mạnh hay không, đây là giai đoạn người mẹ cần nhiều thời gian hơn để tìm hiểu và lựa chọn thức cho mình thật hợp lý. Những nguyên tắc cơ bản mà mẹ cần nắm gồm:

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng, một chế độ ăn khoa học dành cho phụ nữ mang thai cần đảm bảo có đủ sự xuất hiện của 4 nhóm chất sau:

Chất bột đường: từ ngũ cốc, gạo trắng, lúa mỳ, các loại ngô khoai…

Chất đạm: từ thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, các loại đậu hạt…

Chất béo: từ dầu thực vật, các loại hạt giàu chất béo như hạt chia, hạt óc chó, hạnh nhân, đậu phộng…

Các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất cần thiết khác: từ các loại rau có màu xanh đậm, các loại hoa quả chín có màu đỏ…

Các loại vitamin: A, B, C, D, E, K…có trong các loại thức ăn tự nhiên.

Canxi: có trong sữa và các loại chế phẩm từ sữa như váng sữa, sữa chua, và trứng…

Acid Folic: có trong gan các loại động vật, súp lơ, các loại đậu và rau có màu xanh thẫm.

Omega 3: có trong các loại hạt như hạt chia, óc chó, hạnh nhân…các loại dầu ăn thực vật như dầu olive, dầu nành, dầu mè và dầu cá nước lạnh.

Chất sắt: có trong các loại thịt đỏ, lòng đỏ trứng gà, gan động vật…

Chất kẽm: có trong cá, hải sản, các loại thịt gia cầm…

I – ốt: có trong tảo bẹ, rau chân vịt, cá biển, cua biển, muối biển…

Chất đạm: có trong các loại thịt, cá, gia cầm, trứng và các loại đậu hạt

Với những thông tin được cung cấp trong bài viết trên, hi vọng bàn đã nắm được cách sử dụng hạt chia cho bà bầu. Và cả việc bổ sung năng lượng và dưỡng chất như thế nào cho hợp lý trong suốt thai kỳ để mẹ và bé cùng khỏe.

Hạt Chia Cho Bà Bầu: Lợi Ích, Rủi Ro Và Cách Dùng

Hạt chia được xem là một thực phẩm bổ dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Vậy, hạt chia có tốt cho bà bầu không?

Tác dụng của hạt chia với bà bầu và thai nhi

Mẹ bầu nên bổ sung hạt chia vào khẩu phần ăn mỗi ngày vì những lý do sau đây:

Hạt chia giúp ngăn ngừa táo bón

Mang thai là một giai đoạn cực kỳ khó khăn cho người phụ nữ, những thay đổi của nội tiết tố sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Và có thể mẹ bầu sẽ bị táo bón thường xuyên, thậm chí tệ hại hơn có thể bị bệnh trĩ.

Để hạn chế những rủi ro này, mẹ bầu nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ để hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.

Bổ sung 2 muỗng hạt chia mỗi ngày, cung cấp cho bạn 10g chất xơ, khoảng 40% lượng chất xơ được khuyến cáo sử dụng mỗi ngày.

Giúp răng và xương của bé chắc khỏe

2 muỗng canh hạt chia cung cấp khoảng 179mg canxi.

Gần 18% lượng canxi được đề nghị cung cấp mỗi ngày trong quá trình mang thai (khoảng 1.000mg).

Canxi cực kỳ quan trọng trong việc phát triển răng và xương của em bé.

Sử dụng thêm một số thực phẩm giàu canxi khác để tăng khả năng hấp thụ và đảm bảo đủ lượng canxi cần thiết khi mang thai.

Nguồn Omega-3 tốt cho sự phát triển trí não

Hạt chia là nguồn thực phẩm giàu Omega-3. Một axit béo thiết yếu giúp chống viêm, ngăn chặn các chứng bệnh tim, tiểu đường và trầm cảm.

Khi mang thai, Omega-3 đặc biệt quan trọng cho sự phát triển não bộ của thai nhi.

Bằng chứng cho thấy Omega-3 cũng làm giảm nguy cơ sinh non.

Tuy nhiên, Omega-3 trong hạt chia là ALA(axit alpha-linolenic), trong khi các nghiên cứu về tác dụng Omega-3 tập trung vào EPA (axit eicosapentaenoic) và DHA (axit docosahexaenoic).

Vì thế khi mang thai, ngoài hạt chia bạn nên bổ sung thêm Omega-3 từ dầu cá và tảo biển.

Các chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa

Thành phần dinh dưỡng của hạt chia còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là các chất chống oxy hóa.

Khi mang thai các chất chống oxy hóa có thể ngăn chặn các vấn đề bất lợi.

Một nghiên cứu vào năm 2011 đã chỉ ra rằng, thiếu hụt một số chất chống oxy hóa có trong hạt chia như: selen, kẽm, mangan có thể tăng nguy cơ tiền sản giật và hạn chế sự phát triển của thai nhi.

Thiếu những chất này cũng có thể gây ra các chứng bệnh ở tuổi trưởng thành như tiểu đường, bệnh tim,…

Hạt chia giúp bà bầu no lâu hơn

Khi mang thai, bạn sẽ cảm thấy đói bụng liên tục, nó khiến bạn ăn nhiều vô tình gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tăng cân mất kiểm soát.

Có một cách ngăn chặn điều này, đó là sử dụng các thực phẩm giàu protein và chất xơ, nó sẽ giúp bạn cảm thấy ít đói hơn.

Hạt chia đáp ứng được yêu cầu đó, vì thế hãy thêm một ít hạt chia vào khẩu phần ăn của mẹ bầu.

Điều hòa đường huyết

Hàm lượng chất xơ trong hạt chia không chỉ ngăn ngừa táo bón, nó còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Điều này có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai.

Sử dụng hạt chia khi cho con bú

Hạt chia có thể mang đến nhiều lợi ích cho giai đoạn cho con bú.

Đầu tiên, cơ thể cần thêm 400 – 500 calo mỗi ngày để sản xuất sữa, và một khẩu phần hạt chia mỗi ngày mang lại 138 calo, đồng thời cung cấp protein và chất xơ hỗ trợ tiêu hóa.

Các chất dinh dưỡng có thể truyền từ mẹ sang con thông qua sữa mẹ, vì thế bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng như hạt chia là việc làm cần thiết trong giai đoạn cho con bú.

Một nghiên cứu năm 2015 chỉ ra rằng sử dụng dầu hạt chia trong 3 tháng cuối thai kỳ và 3 tháng đầu cho con bú có thể làm tăng hàm lượng DHA trong sữa.

DHA rất quan trọng trong việc phát triển trí não của trẻ sơ sinh.

Tác dụng phụ của việc ăn hạt chia khi mang thai

Tiêu chảy hoặc khó chịu ở dạ dày khi ăn quá nhiều

Hạt chia cực kỳ tốt, nhưng điều này không có nghĩa là bạn có thể lạm dụng nó.

Việc tiêu thụ quá nhiều hạt chia có thể gây bất lợi cho hệ tiêu hóa và dạ dày, dẫn đến các triệu chứng như đầy bụng, khó thở, tiêu chảy, táo bón.

Thông thường bạn có thể sử dụng 1 – 2 muỗng hạt chia mỗi ngày (Khoảng 15g – 30g), để đảm bảo an toàn hãy bắt đầu với 1 muỗng và tăng dần khi đã quen.

Phản ứng với thuốc

Hạt chia là an toàn cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thêm hạt chia vào khẩu phần ăn của bạn.

Nếu bạn đang dùng thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu, hạt chia có thể phản ứng với thuốc, gây tăng hoặc giảm lượng đường huyết quá mức.

Dị ứng

Khá ít trường hợp bị dị ứng với hạt chia những vẫn có thể xảy ra.

Bạn có thể gặp một số triệu chứng như ngứa trên lưỡi hoặc môi, hoặc đau bụng gần giống như ốm nghén.

Ngoài ra, hạt chia có thể làm gia tăng các triệu chứng như phát ban, nổi mề đay, chảy nước mắt.

Hãy chú ý đến cảm giác và ngừng ăn nếu nghi ngờ bị dị ứng.

Cách kết hợp hạt chia trong chế độ ăn uống của bạn

Hạt chia thực sự dễ dàng kết hợp vào chế độ ăn, một phần vì nó không có hương vị.

Bạn có thể thêm hạt chia vào các món nước ép, sữa chua, salad, món nướng, dùng làm nước sốt,…

Tổng kết

Hạt chia giàu dinh dưỡng và tốt với bà bầu, bạn có thể sử dụng hạt chia khi mang thai và trong giai đoạn cho con bú.

Nên sử dụng khoảng 1 – 2 muỗng canh hạt chia mỗi ngày (khoảng 15 – 30g), không nên ăn quá nhiều hạt chia để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra.

Nếu bạn đang sử dụng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sử trước khi thêm hạt chia vào khẩu phần ăn.

Tác dụng của hạt chia với bà bầu không nhỏ, vì thế nếu bạn chưa sử dụng hạt chia, hãy cân nhắc sử dụng thực phẩm bổ dưỡng mỗi ngày.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Ăn Hạt Óc Chó Cho Bà Bầu? Nên Ăn Vào Tháng Thứ Mấy? trên website Utly.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!