Bạn đang xem bài viết Bật Mí Cách Làm Sữa Chua Hy Lạp Dẻo Ngon Cho Bé Tại Nhà được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Utly.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tác dụng của sữa chua Hy Lạp với sức khỏeSữa chua Hy Lạp giàu dinh dưỡng và có nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe. Một số tác dụng của sữa chua Hy Lạp có thể kể đến là:
Thực phẩm giảm cân hữu hiệu: Protein là thành phần quan trọng giúp tăng tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể và giảm cảm giác đói. Sữa chua Hy Lạp chứa tới 9gr protein trên 100gr khối lượng, gấp 3 lần lượng protein tìm thấy trong cùng lượng sữa chua thông thường. Sữa chua Hy Lạp có lượng protein và canxi dồi dào, bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết cho người đang ăn kiêng, giảm cân hay tập thể hình. Protein trong sữa chua giúp giảm trọng lượng cơ thể và thúc đẩy tăng trưởng cơ bắp, canxi giúp hệ xương thêm chắc khỏe. Ngoài ra, trong quá trình lọc, sữa chua Hy Lạp cũng được loại bỏ bớt lactose (chất đường có trong sữa) nên ít carb, ít cholesterol hơn
Có lợi cho hệ tiêu hóa và đường ruột: Giống như sữa chua thông thường, sữa chua Hy Lạp chứa khá nhiều lợi khuẩn probiotic có ích cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe của hệ tiêu hóa.
Tăng cường sức khỏe xương: Trong một nghiên cứu của Iceland, thành phần canxi trong sữa chua Hy Lạp có nhiều tác dụng trong việc tăng mật độ xương cũng như giảm các nguy cơ gây ra bệnh loãng xương khi về già.
Cải thiện chức năng não: Các chế phẩm sinh học trong sữa chua có khả năng đẩy lùi những dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Thành phần các lợi khuẩn trong đường ruột có tác động thay đổi cách thức hoạt động của não, điều này có nghĩa là ăn sữa chua có thể giúp giảm căng thẳng và tăng khả năng hoạt động cho não bộ.
Chống lại bệnh tiểu đường: Thực phẩm lên men như sữa chua Hy Lạp có khả năng tăng cường sức khỏe đường ruột, giúp ngăn ngừa các bệnh như tiểu đường và béo phì. Có tác động tích cực trong việc làm đẹp, chăm sóc cơ thể: Giảm hình thành mụn, cải thiện sức khỏe răng miệng, làm đẹp da và tóc…
Những cách làm sữa chua dẻo ngon kiểu Hy Lạp đơn giản tại nhà Cách ủ sữa chua kiểu Hy Lạp bằng lò nướng
Cách làm sữa chua ủ kiểu Hy Lạp rất đơn giản với các thành phần nguyên liệu như sau:
Sữa tươi không đường, còn nguyên kem, ít ngọt: 1,4 lít
Sữa chua cái không đường: 2 muỗng canh
Dụng cụ ủ sữa chua: nhiệt kế đo sữa, màng vải lọc sữa, nồi chảo gang (hoặc nồi chảo sứ để giữ nhiệt tốt), muỗng, tô.
Cách làm sữa chua Hy Lạp ủ lên men bằng lò nướng
Bật lửa vừa (không quá lớn, không quá nhỏ), đun cho sữa nóng lên. Vừa nấu sữa, vừa khuấy đều cho sữa không bị đóng lợn cợn dưới đáy nồi.
Đun sữa nóng đến 80 – 82 độ C thì tắt bếp.
Để nồi sữa nguội xuống khoảng 43 – 44 độ C ở nhiệt độ phòng. Trong lúc chờ sữa nguội, bạn bật lò nướng làm nóng ở mức 93 độ C (200 độ F) khoảng 5 phút rồi tắt.
Thêm sữa chua cái vào nồi sữa tươi, dùng muỗng khuấy đều. Bạn khuấy đều tay và liên tục đến khi hỗn hợp sữa hòa quyện sánh mịn và không bị đông cứng lại là được.
Đậy nắp nồi sữa chua lại, cho vào lò nướng. Khi này, bạn vẫn mở đèn của lò, sau khi cho nồi sữa vào, bạn đóng cửa lò nướng lại. Thời gian ủ sữa chua là khoảng 8 – 10 tiếng, tùy theo độ chua bạn mong muốn.
Cách lọc nước sữa chua Hy Lạp đã lên men bằng vải sạch
Bọc tấm vải sạch (hoặc khăn xô) lên một cái rây, rồi lót bên dưới là một tô lớn.
Đổ sữa chua đã ủ lên men qua tấm vải, vén các mép miếng vải vào rồi buộc lại.
Sau thời gian trên, bạn lấy tô sữa chua ra, mở mối buộc tấm vải lọc để thu thành phẩm. Khi này, bạn có thể thấy ở tô hứng bên dưới có nước trắng đục. Đây được gọi là nước whey rất bổ dưỡng, bạn có thể giữ lại để chế biến thức uống thơm ngon cho gia đình.
Cách làm sữa chua Hy Lạp Vinamilk cho bé từ sữa đặc ủ bằng nồi cơm điệnCách làm sữa chua bằng sữa đặc giúp tăng độ ngọt cho món tráng miệng này dễ hấp thụ hơn, đặc biệt là với các bé. Các thành phần nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có:
660 ml sữa tươi nguyên kem nguyên chất, loại không có đường
1 hũ sữa chua cái không đường Vinamilk
120 gram sữa đặc Ông Thọ
Dụng cụ chế biến: muỗng, hũ đựng sữa chua, tô trộn chịu nhiệt, nồi,…(tất cả đều được khử trùng kỹ lưỡng, phơi nắng ráo để diệt vi khuẩn)
Cách nấu sữa chua dẻo Hy Lạp Vinamilk làm bằng sữa đặc
Bắc một cái nồi vừa lên bếp, đổ sữa đặc vào nồi. Thêm ít nước nóng vào lon sữa, khuấy đều để lấy hết phần sữa dưới đáy lon cho vào nồi.
Từ từ đổ sữa tươi vào cùng với nồi sữa đặc, bật bếp đun mức lửa liu riu. Vừa nấu sữa, vừa khuấy thật đều tay để không bị đóng cặn dưới đáy nồi. Sữa nóng đến 80 – 85 độ C thì tắt bếp.
Để nồi sữa hạ xuống mức nhiệt khoảng 44 độ C (có thể ngâm trong thau đá lạnh để giảm nhiệt nhanh hơn).
Đổ hũ sữa chua vào một chén nhỏ, múc 1 muỗng sữa ấm vào, khuấy đều. Lọc hỗn hợp sữa chua này qua rây, bỏ cặn nếu có, rồi đổ vào nồi sữa, khuấy đều.
Rót sữa chua vào các hũ đựng. Trong lúc đó, nấu nồi nước sôi, rồi để nguội xuống 80 độ C để ủ sữa chua.
Cách ủ lên men sữa chua Hy Lạp bằng nồi cơm điện
Xếp các hũ sữa chua vào đáy xoong nồi cơm điện cho đều nhau.
Đổ nước nóng 80 độ C vào xoong của nồi cơm điện sao cho ngập khoảng 2/3 hũ sữa chua.
Sau khi lên men, bạn tiến hành thao tác rây sữa chua để chắt nước whey ra (theo hướng dẫn công thức số 1 ở trên). Cuối cùng, cho yaourt vào tủ lạnh đông đặc lại dẻo mịn là có thể thưởng thức.
Cách làm sữa chua Hy Lạp bằng nồi áp suất đa năng
2 lít sữa tươi hữu cơ nguyên chất (nên chọn loại nguyên kem)
32 gram sữa chua cái (khoảng 2 muỗng canh)
Nấu sữa tươi hữu cơ làm sữa chua Hy Lạp bằng nồi áp suất
Đổ sữa tươi vào xoong nồi áp suất, đặt vào nồi và đóng nắp lai, để đun nóng sữa ít nhất 82 độ C. Thời gian nấu có thể lên đến 35 – 40 phút.
Đợi sữa tươi nguội xuống khoảng 43 độ C, từ từ đổ sữa chua cái vào nồi sữa tươi, khuấy đều tay.
Khi sữa chua lên men đến độ chua mong muốn, bạn lấy xoong sữa chua ra ngoài. Tiếp tục thực hiện bước vắt riêng nước whey để thu phần sữa chua dẻo kiểu Hy Lạp như các công thức đã hướng dẫn ở trên nữa là hoàn tất.
Cách ủ sữa chua Hy Lạp làm bằng sữa bột
2 muỗng canh sữa chua cái không đường
4 cốc sữa tươi nguyên kem không đường
1/4 hoặc 1/3 cốc sữa bột
Dụng cụ: nồi, 6 hũ sạch đựng sữa chua, mảnh vải xô,…(tất cả nguyên liệu đều được khử trùng)
Tắt bếp, thêm sữa bột vào, khuấy đều với sữa tươi đun nóng.
Để nồi sữa qua một bên, đợi nguội xuống khoảng 43 – 44 độ C thì thêm sữa chua cái vào, tiếp tục quấy đều cho hỗn hợp sánh mịn.
Chọn cách ủ sữa chua lên men bằng lò nướng, nồi thường, nồi cơm điện hoặc Instant Pot đã hướng dẫn ở 3 công thức trên. Khoảng 8 – 12 giờ sau là sữa chua lên men hoàn tất. Sau đó, thực hiện bước tách riêng nước whey là thu được thành phẩm sữa chua Hy Lạp ủ từ sữa bột bổ dưỡng.
Cách Làm Sữa Chua Hy Lạp Bất Bại Tại Nhà
Hôm nay Thật Là Ngon xin chia sẻ cách làm sữa chua Hy Lạp tại nhà bằng nồi cơm điện chỉ với sữa tươi và sữa chua. Đảm bảo thành công 100%!.
Thời gian gần đây, sữa chua Hy Lạp (Greek Yogurt) không còn là cái tên xa lạ, đặc biệt là đối với hội gymers hay chế độ ăn sạch ( Eat clean). Đây là 1 món ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe.
Sữa chua Hy Lạp có cách làm gần giống với sữa chua thông thường, tuy nhiên món ăn này cần tiến hành thêm 1 bước lọc để loại bỏ phần nước của sữa (whey). Do vậy, sữa chua Hy Lạp đậm đặc và có kết cấu kem mịn nhiều hơn sữa chua thông thường.
Cách Làm Sữa Chua Hy Lạp Cách làm sữa chua Hy Lạp chi tiết Bước 1: Chuẩn bịĐầu tiên, bạn cần để sữa tươi và sữa chua về nhiệt độ phòng. Bạn nên để chúng ra ngoài khoảng 40-60 phút trước khi bắt đầu làm sữa chua Hy Lạp.
Tiếp theo, bạn cần khử trùng tất cả các dụng cụ như âu đựng, thìa khuấy, nồi… bằng cách trụng qua nước sôi rồi để khô tự nhiên hoặc sấy khô trong lò nướng.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệuBạn để sữa nguội về khoảng 35-40°C hoặc sờ vào thấy ấm tay thì cho sữa chua cái vào khuấy nhẹ nhàng theo 1 chiều cho đến khi hỗn hợp đồng nhất. Nếu bạn cho sữa chua khi sữa tươi còn nóng thì sẽ làm men yếu đi hoặc không hoạt động.
Trước khi cho sữa chua cái vào âu sữa tươi, bạn có thể khuấy tan sữa chua trước để hỗn hợp được mịn hơn.
Bước 3: Ủ sữa chuaBạn cho hỗn hợp sữa trên vào nồi cơm điện, và đậy nắp lại. Hơi ấm từ nồi được làm nóng trước sẽ giúp men hoạt động, tạo hỗn hợp sữa chua sánh mịn.
Sau khi ủ được 4 giờ thì bạn cắm điện nồi cơm và bật chế độ làm ấm (chế độ Warm) trong khoảng 1 giờ rồi ngắt điện và tiếp tục ủ thêm 6-8 giờ nữa.
Để thu được sữa chua Hy Lạp giàu protein và dinh dưỡng, sau khi ủ, bạn cần tiến hành thực hiện bước lọc sữa chua trong tủ lạnh khoảng 2 đến 4 giờ tùy mức độ đặc hay lỏng theo sở thích. Càng lọc lâu thì thành phẩm thu được càng đặc.
Bước 5: Hoàn thànhSữa chua hoàn thành bạn cho vào hộp kín và bảo quản trong tủ mát. Bạn nên dùng hộp thủy tinh thì thời gian bảo quản được lâu hơn, có thể lên đến 2 tuần. Nếu bảo quản trong tủ đông thì nó có thể được lưu trữ đến 6 tháng trong hộp kín.
Một số điều cần biết về sữa chua Hy Lạp Chứa ít carb hơnDo loại bỏ 1 phần whey (phần nước hình thành trong quá trình sữa đông lại), thành phần có chứa đường lactose (đường sữa), nên sữa chua Hy Lạp là 1 thực phẩm được khuyến khích sử dụng với những người cần hạn chế tiêu thụ đường lactose hoặc những người theo chế độ ăn ít carb.
Tốt cho đường ruộtTương tự sữa chua thông thường, sữa chua Hy Lạp chứa lợi khuẩn probiotic, rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Các lợi khuẩn này thay đổi sự cân bằng vi khuẩn trong ruột, góp phần tăng cường chức năng miễn dịch và cải thiện hệ tiêu hóa.
Số lượng calo và hàm lượng protein sẽ phụ thuộc vào lượng whey đã được loại bỏ trong quá trình lọc. Vì vậy, lượng calo cũng khó ước lượng hơn. Tương tự, hàm lượng chất béo trong sữa chua Hy Lạp cũng khó ước tính, tùy thuộc vào nguyên liệu sữa tươi và sữa chua cái bạn dùng.
Tuy vậy, so với sữa chua thông thường, sữa chua Hy Lạp chứa nhiều protein hơn sữa chua thông thường, rất thích người với những người cần tăng cơ, nạp nhiều protein.
Có thể làm gì với lượng nước whey sau lọc?Phần nước whey này khá chua, nên bạn có thể tận dụng để nấu canh chua hay nấu nước dùng cho bún riêu.
Trong whey có chứa khoảng 8% là protein nên bạn hãy dùng nó xay cùng trái cây để làm món sinh tố giàu protein.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng nó để làm giảm độ pH của đất nếu bạn đang trồng những loại cây ưa đất có độ chua cao như cà chua.
Gợi ý món ăn ngon với sữa chua Hy LạpCó rất nhiều cách để thưởng thức sữa chua Hy Lạp.
Bạn có thể sử dụng cho bữa sáng hoặc bữa ăn nhẹ lành mạnh bằng cách thêm trái cây tươi với 1 chút quế hoặc vài giọt mật ong.
Bạn cũng có thể dùng để ăn kèm với các loại bánh mì hoặc làm kem thay thế cho các loại kem béo trong bánh ngọt, giúp giảm calo.
Và tại sao lại không dùng để làm kem sữa chua trái cây mát lạnh ít béo nhỉ?
*Ảnh: Nguồn Internet
Cách Làm Sữa Chua Cho Bé Ăn Dặm Tại Nhà
Một trong những loại thực phẩm mẹ có thể dùng cho bé giai đoạn khởi đầu ăn dặm đó là sữa chua. Sữa chua có vị thanh mát, chua ngọt vừa đủ giúp bé ăn ngon miệng hơn, hơn nữa lại có nhiều dinh dưỡng hỗ trợ cho sự phát triển của bé. Cách làm sữa chua cho bé ăn dặm cũng rất đơn giản và mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà.
Trẻ mấy tháng có thể ăn sữa chua?Có lẽ đây cũng là băn khoăn của rất nhiều bà mẹ khi muốn sử dụng sữa chua vào thực đơn ăn dặm của bé yêu nhà mình. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, khi trẻ được 7-8 tháng tuổi là có thể ăn sữa chua.
Đây là thời điểm hệ tiêu hóa của bé dần hoàn thiện, bé cũng đã làm quen được với các loại thực phẩm khác như: Rau củ, tôm, cá, thịt, rau xanh… Sử dụng sữa chua cho bé ăn dặm không chỉ kích thích hệ tiêu hóa của trẻ và còn giúp cho việc tiêu hóa thức ăn được nhanh hơn.
Tuy nhiên, tùy vào độ tuổi của bé mà các mẹ nên chọn cho bé loại sữa chua phù hợp cũng như cung cấp lượng sữa chua vừa đủ nhu cầu của bé. Không nên cho con ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể bé không kịp tiêu hóa, dẫn đến tình trạng bé nôn trớ và không muốn ăn nữa. Ngoài ra, mẹ cũng có thể kết hợp sữa chưa với các loại trái cây để tăng thêm hương vị trong món ăn dặm của bé.
Trẻ 7-8 tháng tuổi có thể sử dụng sữa chua vào bữa ăn dặm
Một vài lưu ý nhỏ mà các mẹ nên nhớ khi cho bé ăn dặm bằng sữa chua:
+ Hạn chế ăn sữa chua có đường: Lượng đường trong sữa chua có thể ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ, trẻ có thể bị lạnh bụng hoặc bị đi ngoài…
+ Không nên cho trẻ ăn sữa chua khi đói vì sẽ kích thích dạ dày co bóp khiến bé đau bụng.
+ Để sữa chua ra khỏi tủ lạnh trước khi cho bé ăn khoảng 30 phút.
+ Không cho nước nóng vào sữa chua bởi sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng cũng như những vi khuẩn có lợi.
+ Không dùng chung với các loại thuốc.
Cách làm sữa chua cho bé ăn dặm tại nhàCách làm sữa chua từ sữa công thức
+ Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Sữa công thức: 350 ml
Sữa chua không đường: 3 thìa
Nhiệt kế thực phẩm, nồi lớn có nắp và thìa
Món sữa chua thơm ngon làm từ sữa công thức
+ Các bước thực hiện
Bước 1: Khử trùng dụng cụ làm sữa chua bằng nước sôi và lấy khăn mềm lau sạch cho ráo nước.
Bước 2: Cho sữa công thức vào nồi và đun trên bếp cho đến khi sữa nóng 80 – 85 độ, lưu ý nên khuấy sữa liên tục để sữa không bị cháy và lắng cặn.
Bước 3: Để sữa nguội xuống khoảng 40 – 43 độ là đạt yêu cầu.
Bước 4: Đổ sữa chua không đường làm men vào nồi sữa, sau đó múc 1, 2 thìa sữa vào bát đựng sữa men để tráng và đổ lại vào nồi, khuấy đều.
Bước 5: Cho sữa chua vào cốc đựng và mang đi ủ ở nhiệt độ khoảng 45 độ C trong vòng 8 giờ. Kiểm tra thấy sữa chua đông lại thì lấy ra cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản. Nên lấy ra 30 phút trước khi cho bé ăn.
Cách làm sữa chua từ sữa mẹ
+ Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Sữa mẹ: 200ml
Sữa chua không đường: 4 thìa
+ Các bước thực hiện:
Bước 1: Tiệt trùng các dụng cụ làm sữa chua bằng nước sôi hoặc máy tiệt trùng, lau sạch và để ráo nước.
Bước 2: Cho sữa mẹ vào nồi đun đến khi đạt 80 độ C thì tắt bếp. Để sữa mẹ nguội xuống khoảng 40 độ C.
Bước 3: Cho sữa chua không đường vào nồi sữa mẹ và khuấy đều, sau đó đổ sữa vào cốc thủy tinh.
Bước 4: Mang sữa chua đi ủ ở nhiệt độ khoảng 45 độ C trong 8 giờ. Sau khi đã đủ thời gian, lấy sữa chua ra và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Bảo quản sữa chua trong ngăn mát tủ lạnh để bé ăn dần
Cách làm sữa chua từ sữa tươi nguyên chất + Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Sữa tươi nguyên chất: 1 lít
Sữa chua không đường làm men: 2 thìa
Một nhiệt kế thực phẩm, nồi và thìa.
+ Các bước thực hiện:
Bước 1: Khử trùng dụng cụ bằng nước nóng và để ráo.
Bước 2: Cho sữa vào nồi đã được khử trùng đun nóng khoảng 80 – 85 độ và khuấy liên tục để sữa không bị cháy. Sau đó tắt bếp và để sữa nguội xuống khoảng 40 độ C.
Bước 3: Đổ sữa chua không đường làm men vào nồi và khuấy đều, sau đó đổ sữa vào cốc thủy tinh.
Bước 4: Ủ sữa chua ở nhiệt độ 40-44 độ C khoảng 8 giờ. Khi sữa chua đã đông lại thì cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản và cho bé ăn dần.
Cách làm sữa chua cho bé ăn dặm thật đơn giản và dễ thực hiện phải không nào. Chúc các mẹ thành công để bé có được món ăn hấp dẫn và tốt cho hệ tiêu hóa.
Bật Mí Cách Bảo Quản Sữa Chua Tại Nhà An Toàn Nhất
Sữa chua là một nguồn dinh dưỡng có ích cho sức khoẻ ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người lớn vì nó không những cung cấp một lượng lớn các vi khuẩn có lợi cho đường ruột mà còn bổ sung, tái tạo canxi cho xương giúp giảm cân và phòng chống cảm, cúm. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại sữa chua với hương vị đa dạng, được các bé rất yêu thích như Fristi, Vinamilk Probi hoặc TH True Milk.. Vậy bí quyết nào giúp bảo quản sữa chua đúng cách, tránh tình trạng sữa chua bị nấm mốc, vón cục gây nhầm tưởng có dị vật hay đóng váng.
1. Đầu tiên, hãy nhớ xem thật kĩ hạn sử dụng của sản phẩm sữa chua trước khi mua dùng, hạn sử dụng thường được in dưới đáy của sản phẩm.
2. Mỗi loại sữa chua sẽ có độ lỏng khác nhau cũng như thành phần và mùi vị khác nhau, người mua cần lưu ý đọc kỹ thông tin sản phẩm chọn mua vì tiêu chí bảo quản sản phẩm này cần phù hợp với nhiệt độ nơi mình lưu trú. 3. Cần lắc đều trước khi sử dụng. Sữa chua giống như kem, có sẽ xu hướng bị đặc khi để lâu trong hộp đựng, vì vậy hãy khuấy hoặc lắc đều trước khi sử dụng. 4. Giữ sữa chua trong tủ lạnh ở nhiệt độ được ghi trên bao bìa sản phẩm và tránh ánh nắng trực tiếp là cách tốt nhất để bảo quản sản phẩm sữa chua đóng hộp.
5. Tốt nhất hãy sử dụng sữa chua trong vòng 1-2 tuần sau khi mua sản phẩm. Và điều quan trong là đừng quên áp dụng những thông tin bảo quản trên bao bì của sản phẩm để giúp bạn có được sự ngon miệng cũng như những dưỡng chất mà sữa chua cung cấp cho cơ thể.
– Sữa chua “handmade” hoặc mua từ các thương hiệu nổi tiếng có thể để đông lạnh trong hộp kín trong thời gian từ 4-6 tuần. Sữa chua dùng thừa cần được đậy kín và bảo quản ở nhiệt độ từ 4-8 độ C để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Bật Mí Cách Làm Sữa Chua Nếp Cẩm Đơn Giản Mà Ngon Mê Ly
Có thế bạn quan tâm: Một số địa điểm ăn vặt ngon ở Thanh Hóa
Cách làm sữa chua nếp cẩm Nguyên liệu làm sữa chua
Sữa chua làm men: 1 hộp
Sữa đặc: 1 hộp
Sữa bò nước nấu chín: 2 lon
Sữa bò nước sôi: 1 lon
Cốc đựng sữa chua
Nguyên liệu làm nếp cẩm:
Gạo nếp cẩm : 350 gram
Lá nếp hay còn gọi là lá dứa : 5 lá
Đường kính : 150 gram
Nước cốt dừa : 100 ml
Muối tinh + nước lọc
Thực hiện cách làm sữa chua nếp cẩmCách làm sữa chua:
Đổ sữa đặc vào bát to, cho thêm sữa bò nước sôi đảo đều. Tiếp tục cho thêm 2 lon sữa bò nước lạnh nấu chín để nguội.
Sữa chua men các bạn đổ ra bát to đảo đều, sau đó đổ vào bát sữa ở trên khuấy đều tay.
Đổ hỗn hợp trên và lọ thủy tinh và đậy nắp lại. Nấu 1 nồi nước sôi, chế nước sôi vào nồi đựng sữa chua sao cho không để nước tràn vào lọ. Để khoảng 4 giờ đồng hồ các bạn cho sữa cho vào tủ lạnh.
Gạo nếp cẩm vo sạch, cho vào nồi ngâm khoảng 2-3 giờ.
Cho gạo vào nồi đun nhỏ lửa. Khi sôi thì cho lá nếp vào đun cùng cho đến khi nếp chín và sánh lại. Chú ý trong khi đun các bạn nên khuấy đều để gạo được dẻo.
Cho đường vào, đảo thêm khoảng 4-5 phút cho nếp ngấm đều. Lưu ý không đun quá lâu sẽ bị lại gạo.
Sau đó, tắt bếp để nếp cẩm nguội là đã hoàn thành xong cách làm sữa chua nếp cẩm cực đơn giản rồi.
Các bạn chỉ cần múc chè ra cốc, thêm nước dừa, cho sữa chua vào trộn đều lên là chúng ta đã có món sữa chua nếp cẩm vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng.
Các bạn có thể mua nếp cẩm ở cửa hàng, tuy nhiên nên chọn loại nếp cẩm vỏ trấu chưa bóc kĩ, như vậy sẽ làm mất đi lớp chất bổ dưỡng bên ngoài vỏ trấu.
Nên lựa loại nếp cẩm có hạt to, tròn và không bị vỡ, như thế thì khi làm sữa chua nếp cẩm có thể dễ dàng làm ra cốc sữa chua nếp cẩm mà không bị nhão.
Cách Làm Sữa Chua Từ Sữa Công Thức Cho Bé Ngon Và Mịn
Không cần phải bàn cãi về vai trò của sữa công thức trong việc thay thế sữa mẹ trong quá trình ăn dặm. Sữa công thức hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. Vậy nếu chế biến thành sữa chua thì liệu có tốt không?
Không ít chuyên gia khuyên là nên làm sữa chua từ sữa công thức vì thêm lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Thành phẩm sữa chua công thức giúp đường ruột bé hoạt động trơn tru, tránh táo bón hiệu quả. Vì thế, quá trình hấp thu dinh dưỡng sẽ tốt hơn.
Ngoài ra, sữa bột công thức còn có thể làm váng sữa. Tham khảo cách làm tại:
Cách làm váng sữa từ sữa công thức bổ dưỡng, thơm ngon cho trẻ
Bé mấy tháng ăn được sữa chua?Theo khuyến cáo của chuyên gia, bé 7-8 tháng tuổi đã được ăn sữa chua. Lúc này, bé đã sẵn sàng dung nạp những lợi khuẩn có trong sữa chua. Liều lượng ăn sữa chua đúng cách nên áp dụng như sau:
Với trẻ dưới 1 tuổi: Khoảng 50g/ngày, ưu tiên không đường thêm trái cây.
Với trẻ từ 1 – 3 tuổi: Khoảng 80g/ngày, ít đường và kèm trái cây.
Trên 3 tuổi: Khoảng 100g/ngày, lượng đường trong sữa chua tùy ý và có bổ sung trái cây.
Lưu ý cách làm sữa chua tránh không đông từ sữa công thứcKhi làm sữa chua từ sữa công thức cần lưu ý những vấn đề sau:
Thời gian ủ sữa chua khoảng 4 – 8 tiếng đồng hồ, tránh rung lắc khi ủ gây vỡ liên kết trong sữa.
Không sử dụng nước sôi làm sữa chua vì nó giết chết lợi khuẩn có trong sữa chua.
Tránh dùng lại men cũ do sữa chua công thức khó lên men hơn sữa chua bình thường.
Trộn hoa quả vào khâu cuối sau khi thành phẩm và trước khi bỏ vào tủ lạnh.
Cách ủ sữa chua bằng thùng xốp truyền thống
Sử dụng và bảo quản sữa chua tự làm đúng cách
Tránh để trẻ ăn sữa chua khi còn lạnh vì nó khiến con dễ viêm họng. Không nên cho trẻ ăn lúc đói vì sẽ phản tác dụng. Nên cho bé ăn sữa chua sau 1 – 2 tiếng sau ăn hoặc 30 phút trước khi ngủ sẽ giúp bé ngủ ngon hơn.
Tránh ăn cùng dầu mỡ hoặc chất béo khiến bé rối loạn tiêu hóa.
Đánh răng cho bé sau khi ăn sữa chua để ngừa sâu răng.
Nên để sữa chua trong tủ lạnh và không để ngoài ở nhiệt độ phòng quá 1 giờ.
Vì không chứa chất bảo quản nên sữa chua dễ hỏng, nên dùng hết sớm. Chỉ nên bảo quản tối đa 4 – 7 ngày, không nên tận dụng sai cách.
Công thức làm sữa chua ngon và mịn Cách làm sữa chua ủ bằng nồi cơm điện từ sữa công thức ngon Nguyên liệu làm sữa chua ủ bằng nồi cơm điện từ sữa công thức ngon Cách làm sữa chua ủ bằng nồi cơm điện
Bước 1: Để sữa chua ở nhiệt độ thông thường. Sau đó,cho 8 thìa sữa bột vào 200ml nước ấm và để nguội khoảng 40 độ.
Bước 2: Khuấy đều sữa chua làm men vào sữa công thức vừa pha, đảo tay nhẹ nhàng.
Bước 4: Xếp lần lượt sữa chua vào nồi cơm điện, đổ nước nóng già (khoảng 80 độ) vào 2/3 cốc ủ trong vòng 6-8h.
Bước 5: Bỏ vào tủ lạnh sau khi ủ.
Lưu ý: Không nên ủ quá 12 tiếng. Không mở nắp hộp để kiểm tra trong quá trình ủ sữa.
Cách ủ sữa chua bằng nồi cơm điện đơn giản
Cách làm sữa chua hoa quả hương dâu từ sữa công thức cho béTrước khi ủ sữa chua, b ạn cắt bỏ hết cuống dâu và cho vào thau nước muối trắng hòa loãng ngâm. Sau đó, bạn rửa sạch, để ráo nước. Thái mỏng, cho vào nồi tẩm ướp cùng đường và muối ăn. Để hỗn hợp này trong thời gian khoảng 1 tiếng, sau khi đường chảy ra, hãy dùng thìa nhỏ dầm nát phần dâu này. Tiếp đến, c ho vào nồi nhỏ và đun lên bếp nhỏ lửa. Dâu tây nát nhừ thì để nguội và mang xay nhuyễn. Cuối cùng, mang lọc bã để lấy được hỗn hợp dâu sánh mịn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bật Mí Cách Làm Sữa Chua Hy Lạp Dẻo Ngon Cho Bé Tại Nhà trên website Utly.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!