Bạn đang xem bài viết 5 Cách Phân Tích Chỉ Số Trung Thành Của Khách Hàng Giúp Doanh Nghiệp Phát Triển được cập nhật mới nhất trên website Utly.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
” Khách hàng là thượng đế. ” Khẩu hiệu tuy không mới đối với các marketer, nhưng trong thời đại marketing tập trung vào người tiêu dùng như hiện nay, nó xem chừng vô cùng hợp lý. Đây là kỷ nguyên của người tiêu dùng biết chủ động và nắm giữ thông tin. Thời đại thông tin cung cấp cho người mua nhiều cơ hội và lựa chọn đa dạng, khiến họ không còn muốn trung thành với một thương hiệu, mà muốn thử nghiệm nhiều thương hiệu khác nhau. Sự phát triển của mạng xã hội cũng cho phép họ chia sẻ trải nghiệm của mình, cả tích cực lẫn tiêu cực lên các nền tảng trực tuyến. Chỉ số trung thành của khách hàng chính là con dao hai lưỡi đối với doanh nghiệp.
Điều này có lợi không chỉ cho người tiêu dùng, mà còn cho các công ty. Nhờ nó mà các marketer có thể theo dõi hoạt động trực tuyến của khách hàng và xây dựng các chiến lược để giữ chân người tiêu dùng.
Chương trình khách hàng thân thiết là một trong những chiến lược lâu đời nhất được sử dụng bởi các thương hiệu để gia tăng lòng trung thành của khách hàng. Trong thời đại ngày nay, diện mạo của nó đã được thay đổi, không còn chỉ là điểm, phần thưởng và chiết khấu. Giờ đây, chương trình khách hàng thân thiết nhắm đến việc cung cấp lợi ích cá nhân cho người tiêu dùng của doanh nghiệp.
Hiện nay, hoạt động phân tích không được chú trọng ở các công ty, dù lợi ích nó đem lại là rất nhiều. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Broadway Business, tỉ lệ hài lòng khi một công ty thực hiện hoạt động phân tích để tạo lợi thế cạnh tranh chỉ là 32%. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, phạm vi sử dụng chính của hoạt động phân tích là để cải thiện lòng trung thành của khách hàng (customer loyalty) (58%). Phương pháp phân tích khách hàng ít được áp dụng nhất là sử dụng dữ liệu để có hiểu biết sâu (38%) và sử dụng mạng xã hội để tìm hiểu ý kiến khách hàng (35%).
Điều này cho thấy sự cách biệt lớn giữa nhu cầu phân tích cho chương trình khách hàng thân thiết và thực tế áp dụng của nó.
1. Tỷ lệ duy trì khách hàng
Tỷ lệ duy trì khách hàng có thể được tính bằng số khách hàng ở thời điểm cuối của một kỳ cụ thể so với số khách hàng ở thời điểm đầu kỳ đó. Công thức phổ quát để tính tỷ lệ duy trì khách hàng là:
Tỷ lệ duy trì khách hàng (Customer Retention Rate – CRR) là số liệu quan trọng được tính theo tuần, tháng hoặc năm. Người tiêu dùng có thể rời bỏ một công ty vì nhiều lý do, do đó việc đề ra chiến lược để giữ chân khách hàng thân thiết và ngăn họ rời đi là vô cùng quan trọng. HubSpot Research chỉ ra rằng chỉ 48% người tiêu dùng tin rằng các công ty coi trọng thành công của họ, và xây dựng lòng trung thành của khách hàng (customer loyalty) là một trong nhiều cách để chứng minh điều đó.
Có rất nhiều dữ liệu để tính CRR (tỷ lệ duy trì khách hàng) như tỷ lệ nhấp vào trang web, tỷ lệ mở email, kết quả khảo sát ý kiến khách hàng… Có thể tính tỷ lệ thành công bằng cách tính giá trị vòng đời khách hàng, tỷ lệ khách hàng mua lại và tỷ lệ hoàn trả hàng.
Tỷ lệ duy trì khách hàng càng cao thì tỷ lệ đăng ký chương trình khách hàng thân thiết càng cao. Điều này có nghĩa người tiêu dùng càng trung thành với thương hiệu thì doanh nghiệp càng có thể báo đáp họ bằng chương trình khách hàng thân thiết và tạo dựng mối liên kết lâu dài. Bằng cách phát triển mối quan hệ sâu sắc với khách hàng thân thiết, sự trung thành trọn đời của họ là điều có thể trông đợi.
2. Hiểu nhu cầu của khách hàng
Trong thời đại nơi người tiêu dùng được trao cho vô số lựa chọn, phỏng đoán là việc làm không khả thi. Không có thời gian cho các chiến lược thử nghiệm chưa hoàn thiện để xem cái nào có hiệu quả. Một cách tiếp cận khác là sử dụng dữ liệu để hiểu về khách hàng và nhu cầu của họ, lấy đó làm trọng tâm để định hướng sản phẩm cũng như hoạt động của người tiêu dùng.
Sự trỗi dậy của mạng xã hội như một cuộc cách mạng hóa truyền thông và giờ đây việc tiếp cận khách hàng trở nên thật đơn giản. Những công cụ như Facebook Messenger và Twitter direct messages đã biến toàn bộ phân khúc chăm sóc khách hàng thành hoạt động trực tuyến. Ngày nay, người tiêu dùng chia sẻ niềm vui và nỗi buồn của họ lên các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter. Những nền tảng này là nơi rất thích hợp để lắng nghe người tiêu dùng. Gần như mọi khách hàng đều có tài khoản xã hội và thường xuyên chia sẻ những trải nghiệm, thắc mắc, ngờ vực và phản hồi của mình lên đó. Do đó, doanh nghiệp cần chọn mạng xã hội phù hợp cho lĩnh vực kinh doanh của mình. Đồng thời, công ty có thể điều chỉnh theo ý kiến của khách hàng, điều họ thích, chưa thích và nhu cầu của họ.
Một cách làm thông minh khác là tích hợp dữ liệu đã thu thập với chân dung khách hàng. Chân dung khách hàng là hình ảnh phản chiếu của người tiêu dùng. Do đó, chúng cần chính xác nhất có thể. Chân dung khách hàng chi tiết được tạo nên từ mọi thông tin thu thập được, là cơ sở để xây dựng chương trình khách hàng thân thiết tương ứng. Thực hiện phân tích từ khóa sẽ hỗ trợ việc khám phá các thuật ngữ và cụm từ được khách hàng mục tiêu sử dụng để tìm ra doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa từ khóa trong các nội dung của mình.
Công ty cũng có thể lập bản đồ hành trình khách hàng để hiểu rõ hơn về người tiêu dùng của mình. Đây được coi là tài nguyên vô giá đối với các marketer. Bản đồ hành trình khách hàng thuật lại hành trình của người mua hàng với một thương hiệu kể từ thời điểm bắt đầu liên lạc, nhằm đảm bảo mối liên kết được tiếp diễn và lâu dài. Nó giúp mọi thành viên trong công ty hiểu người tiêu dùng của mình hơn, từ đó xây dựng các chương trình thích hợp.
Hiểu rõ nhu cầu của người tiêu dùng sẽ rất có ích cho việc xác định chiến lược chăm sóc khách hàng thân thiết. Người hưởng lợi cuối cùng của chương trình là người tiêu dùng, do đó việc hiểu được nhu cầu của họ sẽ giúp doanh nghiệp tùy chỉnh chương trình theo hướng phù hợp.
3. Báo cáo phân tích phân khúc khách hàng
Một giải pháp đơn giản để tìm đúng khách hàng cho thương hiệu là phân khúc khách hàng. Trước khi tìm hiểu cách làm điều đó, cần phải biết phân khúc khách hàng là gì.
Phân khúc khách hàng là phân tách các khách hàng tiềm năng trong một ngành cụ thể thành các nhóm trên cơ sở các yếu tố như nhu cầu, đặc điểm và hành vi.
Đề xuất chiến lược mà không có hệ thống phân khúc thích hợp giống như chụp ảnh trong bóng tối, đều không mang lại kết quả như mình mong muốn. Phân khúc khách hàng mang đến nhiều lợi ích:
Giúp phân bổ hiệu quả các tài nguyên và nguồn nhân lực nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể.
Giúp vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh bằng cách phát triển các sản phẩm mà người tiêu dùng thực sự cần.
Giúp tùy chỉnh hoạt động giao tiếp với người tiêu dùng tương ứng với phân khúc mục tiêu.
Một trong những công cụ lợi hại và dễ sử dụng nhất để lập báo cáo phân tích phân khúc khách hàng là Google Analytics. Có thể sử dụng phần “Đối tượng” trong Google Analytics để phân khúc và phân tích người mua.
Phân khúc khách hàng là một cách tuyệt vời để nâng tầm chương trình khách hàng thân thiết của doanh nghiệp. Một khi đã phân khúc khách hàng hợp lý, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tùy chỉnh các phần thưởng cụ thể cho từng phân khúc mục tiêu.
4. Đo lường lòng trung thành của khách hàng (Customer loyalty )
Mục tiêu của các chương trình khách hàng thân thiết là để khiến khách hàng trung thành hơn với thương hiệu. Suy cho cùng, lòng trung thành của khách hàng với chất lượng sản phẩm chính là lý do người tiêu dùng ở lại với doanh nghiệp.
Có thể dùng nhiều số liệu để đo lường lòng trung thành của khách hàng (customer loyalty) . Một trong số đó là tỷ lệ mua lại. Tỷ lệ mua lại là tỷ lệ phần trăm phần thưởng được đổi bởi người tiêu dùng. Tỷ lệ mua lại càng cao nghĩa là có càng nhiều người tiêu dùng đang đổi lấy phần thưởng của họ theo chương trình khách hàng thân thiết, cho thấy thương hiệu có nhiều người theo dõi trung thành.
Một số liệu quan trọng khác là tỷ lệ tương tác tích cực. Để tính tỷ lệ mua lại, cần đo lường tỷ lệ tương tác. Đó là tỷ lệ phần trăm người tiêu dùng tham gia chương trình khách hàng thân thiết của công ty. Tương tác được tính bằng mỗi lần khách hàng tích điểm hoặc sử dụng điểm trong chương trình. Điều này sẽ giúp công ty phân tích xem chương trình khách hàng thân thiết hiện tại có hiệu quả hay không.
Tỷ lệ tham gia cũng là một số liệu quan trọng khác để đo lường lòng trung thành của khách hàng (customer loyalty) . Nó giúp doanh nghiệp tính tỷ lệ phần trăm số thành viên đang tích cực tham gia chương trình khách hàng thân thiết của mình. Nhờ tỉ lệ này, doanh nghiệp có thể phân tích mức độ trung thành của người tiêu dùng, hiệu quả của chương trình khách hàng thân thiết và làm cách nào để cải thiện nó.
5. Theo dõi phản ứng của khách hàng với các chương trình khuyến mãi và giới thiệu sản phẩm
Lắng nghe và đặt câu hỏi có thể là cách hữu dụng nhất để nâng tầm chương trình khách hàng thân thiết. Công ty có thể đưa ra những ý tưởng mới hoặc sửa đổi các ý tưởng cũ về chương trình khuyến mãi và phần thưởng bằng cách thu thập thông tin phản hồi. Chương trình tạo ra vì khách hàng. Chính vì thế, khách hàng có thể giúp công ty biết được họ muốn gì.
Mạng xã hội là nơi tuyệt vời để lắng nghe khách hàng. Vì hầu hết mọi khách hàng đều hoạt động trên mạng xã hội, đây có thể là nguồn tài nguyên tốt để công ty hiểu thêm về người tiêu dùng. Tìm hiểu xem người tiêu dùng thích gì, theo dõi thương hiệu nào, yêu thích sản phẩm gì và nói chuyện với những ai. Có thể chỉ đơn giản là đặt ra một câu hỏi và thăm dò ý kiến của khách hàng. Việc này không chỉ cho công ty ý tưởng về phần thưởng, mà còn về sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp dành cho người tiêu dùng.
Khảo sát ý kiến khách hàng cũng là một cách tốt để thu thập phản hồi. Chỉ cần chuẩn bị danh sách các câu hỏi mà công ty muốn hỏi và gửi tới người tiêu dùng. Cần đảm bảo các câu hỏi có tính chính xác và phù hợp.
Với các thông tin phản hồi đã thu thập được, công ty có thể hoàn thiện chương trình khách hàng thân thiết dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng. Những phản hồi có giá trị sẽ là “tia sáng” giúp công ty vạch ra kế hoạch về một chương trình khách hàng thân thiết hấp dẫn và có giá trị đối với người tiêu dùng.
Để hiểu sâu hơn, tiếp theo hãy đọc về cách xây dựng một chương trình khách hàng thân thiết.
_
Phân Tích Khác Biệt Trung Bình One
Trong nhiều trường hợp chúng cần so sánh giá trị trung bình về một chỉ tiêu nghiên cứu nào đó giữa 2 hay nhiều đối tượng. Chúng ta có 2 biến tham gia trong một phép kiểm định trung bình: 1 biến định lượng để tính trung bình và 1 biến định tính có nhiều nhóm giá trị để so sánh.
Đối với các bài luận nghiên cứu, chúng ta thường sử dụng phép kiểm định giá trị trung bình để xem có sự khác nhau về động lực làm việc giữa 2 nhóm nhân viên nam và nữ hay không; kiểm định xem có hay không sự khác biệt về quyết định mua hàng của các khách hàng có độ tuổi khác nhau; kiểm tra xem có sự khác biệt sự hài lòng của các khách hàng có thời gian sử dụng dịch vụ khác nhau tại một ngân hàng hay không…
Independent Sample T-Test chúng ta sẽ áp dụng kiểm định sự khác biệt trung bình với trường hợp biến định tính có 2 giá trị. Ví dụ như biến giới tính (nam, nữ), biến thành phố (TPHCM, Hà Nội), biến vùng miền (Miền Bắc, Miền Nam)… Trường hợp biến định tính có 3 giá trị, chúng ta sẽ thực hiện 3 cặp so sánh (1-2, 1-3, 2-3). Tuy nhiên, việc so sánh từng cặp giá trị như vậy khá bất tiện và mất thời gian nếu số giá trị tăng lên 4, 5, 6… Các bạn xem bài viết hướng dẫn kiểm định Independent Sample T-Test .
ANOVA giúp chúng ta giải quyết trở ngại của Independent Sample T-Test. Phương pháp này giúp chúng ta so sánh trị trung bình của 3 nhóm trở lên. ANOVA có 3 phương pháp: ANOVA 1 chiều, ANOVA 2 chiều và MANOVA. Tuy nhiên, trong phạm vi tài liệu này chúng ta chỉ nói tới phương pháp ANOVA 1 chiều (One-Way ANOVA).
KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT TRUNG BÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ONE-WAY ANOVA
Trên hình ảnh, các bạn có thể thấy biến nhóm tuổicó 5 value, như vậy như câu nói ban đầu của mình, hơn 2 value thì sẽ dùng ANOVA. Để dễ dàng cho việc trình bày, mình sẽ sử dụng biến Tuoi (nhóm tuổi) là biến định tính và biến SHL (sự hài lòng) là biến định lượng.
Giao diện hiện ra như sau, các bạn đưa biến phụ thuộc vào mục Dependent List, đưa biến định tính vào mục Factor.
Tiếp đến, sử dụng tùy chọn Options. Tích vào 3 mục như hình ảnh phía dưới. Sau đó chọn Continue.
Quay lại giao diện ban đầu, chọn OK để xuất kết quả ra Output:
Bảng bạn quan tâm đầu tiên đó là Test of Homogeneity of Variances, chúng ta sẽ xem xét sig của Levene Statistic.
Nếu sig ở bảng ANOVA < 0.05, chúng ta kết luận: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ hài lòng của những đáp viên thuộc các nhóm tuổi khác nhau.
2/ Trường hợp sig nhỏ hơn 0.05
Trường hợp sig Levene Statistic nhỏ hơn 0.05, giả thuyết phương sai đồng nhất giữa các nhóm giá trị biến định tính đã bị vi phạm. Nghĩa là phương sai giữa các nhóm bộ phận làm việc là không bằng nhau. Chúng ta không thể sử dụng bảng ANOVA mà sẽ đi vào kiểm định Welch cho trường hợp vi phạm giả định phương sai đồng nhất.
Để thực hiện kiểm định Welch, ta cần quay lại giao diện các tùy chọn One-way ANOVA. Tại mục Options, tích thêm vào mục Welch.
Samuel B. Green, Neil J. Salkind (2005, 179), Using SPSS for Windows and Macintosh. Analyzing and Understanding Data, 4th Edition.
Andy Field (2009, 379, 380, 384), Discovering Statistics Using SPSS, 3rd Edition.
Cách Sử Dụng Facebook Để Tăng Doanh Số Bán Hàng
Hiện tại, bán hàng trên Facebook là cách tiếp cận người tiêu dùng nhanh nhất mà nhiều công ty đang thực hiện. Việc bán hàng sẽ tiếp tục trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn khi bạn biết cách sử dụng Facebook để tăng doanh số bán hàng nhờ các chuyên gia quản lý bán hàng trên Facebook chúng tôi https://codon.vn chia sẻ bên dưới
1. Không đăng quá nhiều bài
Đăng nhiều bài viết trên Facebook không nhất thiết là một điều tốt. Không ai muốn nhận thư rác, đặc biệt là từ một trang bán hàng. Do đó, không xuất bản nhiều hơn một bài báo mỗi ngày. Nếu bạn đăng quá nhiều, những người theo dõi có thể ngừng thích trang của bạn hoặc báo cáo nội dung spam, khiến bạn khó tiếp cận lượng khán giả lớn hơn.
2. Tổ chức chương trình quà tặng
Nếu bạn có một cửa hàng trực tuyến trên Facebook, hãy chạy một chương trình khuyến mãi hoặc tặng cho những người có thể chứng minh rằng họ thích trang của bạn. Bạn cũng có thể gửi kèm mã giảm giá cho lần mua hàng tiếp theo để khuyến khích khách hàng quay lại hoặc chia sẻ với những người thân yêu.
3. Thu hút người dùng
Nhiều người dùng Facebook lướt bảng tin cực kỳ nhanh chóng và không chú ý quá nhiều đến nội dung trừ khi họ nhận thấy điều gì đó. Làm nổi bật bài đăng của bạn bằng những bức ảnh thú vị. Ví dụ: sử dụng hình ảnh đậm, màu sắc tươi sáng và thêm văn bản để thông báo ưu đãi trong thời gian giới hạn hoặc giảm giá 30% để giữ khách hàng trong bài đăng của bạn.
4. Tăng lượt thích trên trang
Bạn không thể bán hàng thành công trên Facebook nếu trang của bạn không có một lượt thích nào. Dù bạn là doanh nghiệp hay người không quá quan tâm đến mạng xã hội thì việc sử dụng tính năng khuyến mại tương tự luôn là một lựa chọn thông minh. Công cụ này cho phép các doanh nghiệp tiếp cận người dùng mới trên tệp khách hàng tiềm năng của họ và khuyến khích họ nhấp vào trang Facebook và thích trang đó. Khi người dùng thích trang của bạn, họ sẽ thấy bài đăng và đặt hàng sản phẩm mà họ quan tâm.
7. Bán sản phẩm chất lượng
Cho khách hàng thấy sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có cuộc sống hoàn hảo như thế nào cũng là một cách bán hàng hiệu quả. Ví dụ, nếu bạn sở hữu một công ty bán quần áo tập yoga, bạn sẽ kết hợp các mặt hàng sản phẩm với các bài báo về tác dụng của yoga đối với sức khỏe con người. Đồng thời, chúng tôi cung cấp những hình ảnh đẹp để truyền cảm hứng cho mọi người về một cuộc sống hòa bình và yêu thương. Bằng cách này, khách hàng có thể thấy chất lượng cuộc sống của họ thay đổi như thế nào với sản phẩm này thay vì chỉ bán nó.
8. Bán thêm
Sử dụng công cụ đối tượng tùy chỉnh của Facebook, các công ty chỉ có thể nhắm mục tiêu đến những người dùng đã là khách hàng, cung cấp cho họ một ưu đãi đặc biệt hoặc thêm sản phẩm mới vào ưu đãi của họ. thực hiện. Dù bằng cách nào, bạn cũng có thể sử dụng công cụ này để tăng doanh số bán hàng cho nhóm khách hàng đã quen thuộc và cảm thấy hài lòng với sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn.
https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-su-dung-facebook-de-tang-doanh-so-ban-hang-55630n.aspx Facebook không chỉ là một mạng xã hội. Vì vậy, nếu bạn làm theo những lời khuyên trên, chắc chắn bạn sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn và tối đa hóa doanh thu cho doanh nghiệp của mình. Bạn tham khảo Cách tăng doanh thu khi bán hàng trên Facebook Đây.
, Tăng doanh thu bán hàng trên fb, sử dụng fb để tăng doanh thu bằng việc bán hàng,
Good Living Sự Ra Đời Và Phát Triển Của Nồi Cơm Điện
Gạo được ghi nhận là thực phẩm chính của nhân loại trên hàng ngàn nền văn minh trong lịch sử. Như vậy, việc nấu cơm có từ lâu đời, về bản chất cách thức nấu tương tự như ngày nay. Các công đoạn bao gồm: chuẩn bị gạo, dụng cụ để, sử dụng nước nóng hoặc hơi nước làm chín gạo.
Nồi cơm truyền thống Kamado
Trước khi nồi cơm điện được phát minh, gạo đã được nấu trên Kamado. Đây là một loại bếp lớn được xây ở một góc bếp. Để nấu cơm trên Kamado, đầu tiên phải nhóm lửa bằng củi. Tiếp theo, một cái nồi chứa gạo và nước được đặt trên bếp, sao cho tiếp xúc được nhiều lửa nhất. Hương vị của gạo phụ thuộc vào nhiệt lượng được sử dụng để nấu. Việc kiểm soát lửa trong Kamado vô cùng khó khăn. Người ta sẽ phải canh chừng ngọn lửa từ khi bắt đầu đến lúc nghi ngút khói. [1]
Thậm chí còn có một vần điệu hướng dẫn điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để nấu cơm. Nó viết: “Hajime choro choro, naka pappa, butsu butsu iu koro hi o hiite”.
Dịch nghĩa như sau: “Bắt đầu ở nhiệt độ thấp, sau đó tăng nhiệt, và sau đó hạ nhiệt trở lại khi bên trong nồi bắt đầu sủi bọt.”
Quả thực, nấu cơm bằng bếp Kamado vô cùng vất vả và hại cho sức khỏe bởi khói bụi sẽ gây ra các vấn đề về hô hấp. Chính vì vậy, cần phải có một chiếc nồi cơm điện thay thế cho nó.
Khởi đầu không thành công của Mitsubishi
Nồi cơm điện đầu tiên của Nhật Bản (Toshiba Consumer Marketing Corp) bắt đầu từ thời Taisho (1912-1926). Nhưng phải đến năm 1945, nồi cơm điện đầu tiên được sản xuất tập đoàn Mitsubishi Electric Nhật Bản. [2]
Chiếc nồi cơm điện này được làm từ gỗ. Đầu của nồi cơm điện hình chữ nhật này có một vài điện cực được gắn vào chúng. Nấu cơm trong những bếp này không khó lắm. Tất cả bạn phải làm là rót một vài ly nước sạch và một vài chén cơm tươi. Nồi chính có nhiệt bên trong, đun sôi nước để nấu cơm. Gạo hấp thụ nước trong quá trình nấu, đảm bảo rằng nó ở trạng thái ấm và tươi. Lượng nước phải phù hợp với lượng gạo cho vào để nấu một nồi cơm ngon.
Một trong những vấn đề lớn nhất nồi cơm điện gặp phải trong những ngày đầu là chúng không hoàn toàn an toàn. Đầu bếp luôn có nguy cơ bị điện giật bởi nồi cơm điện. Đây là lý do tại sao chúng không phổ biến.
Mitsubishi cách mạng nồi cơm điện bằng cách sản xuất nồi cơm điện thương mại. Những nồi cơm điện này được làm từ nồi nhôm. Nồi chính bên trong những nồi cơm điện này có cuộn dây sưởi ấm. Không có nút để bật hoặc tắt nồi cơm điện trong phiên bản đầu tiên. Điều này có nghĩa là ai đó phải luôn ở bên nồi cơm điện để đảm bảo rằng họ không bị quá chín.
Có rất nhiều nhược điểm gắn liền với phương pháp cũ này. Thật không may, thiết bị đầu tiên không có nút bật và tắt tự động nên nó sẽ yêu cầu người đó phải xem nó mọi lúc trong quá trình nấu để cơm không bị cháy đen.
Bước đột phá của Toshiba
Vào khoảng tháng 7-1951 với niềm tin rằng các thiết bị điện tử rồi sẽ trở thành một phần trong cuộc sống thường nhật ở Nhật Bản, công ty Toshiba quyết định tiếp tục với thử thách mà các nhà sản xuất hàng đầu như Mitsubishi và Matsushita đã thất bại: tạo ra một chiếc nồi cơm điện hoàn chỉnh. Dự án do Shogo Yamada, trưởng phòng phát triển thiết bị điện tử, điều hành.
Toshiba đã tiến hành những cuộc thử nghiệm với gạo và phát hiện ra rằng chỉ cần đun gạo trong 20 phút sau khi nó bắt đầu sôi thì sẽ có nồi cơm chín. Họ cũng nhận thấy rằng gạo bắt đầu chuyển sang dạng tinh bột ở nhiệt độ 57,8°C. Ở nhiệt độ này, cần phải mất 15 đến 16 giờ để chuyển 1,5 kg gạo sang dạng tinh bột (cơm). Tiếp tục với các thí nghiệm tăng dần nhiệt độ, nhóm nghiên cứu nhận thấy nếu gạo chuyển sang dạng tinh bột ở 73°C. Nó sẽ tiếp tục biến đổi ở nhiệt độ đó. Đây chính là nguyên tắc của chiếc nồi cơm điện cách nhiệt.
Họ tiếp tục đun gạo ở nhiệt độ 90°C trong 20 phút, với nhiệt độ này gạo sẽ được chuyển hoàn toàn sang dạng tinh bột. Theo đó, thì trên lý thuyết chỉ cần nấu gạo ở nhiệt độ đó trong 20 phút hẹn giờ là có thể có cơm chín ngon.
Vấn đề là làm thế nào để biết khi nào gạo thực sự bắt đầu sôi, và làm thế nào để có thể tắt nút sau đó đúng 20 phút. Giải pháp là một chiếc nồi hai lớp. Với một cốc nước, nồi sẽ làm lượng nước này bốc hơi trong 20 phút. Khi nước bốc hơi, nhiệt độ nồi sẽ vượt 100°C. Một bộ ổn nhiệt lưỡng kim sẽ nhận biết và tự động tắt công tắc. Hơi nước đã được sử dụng như một bộ phận hẹn giờ, một ý tưởng hết sức đơn giản và độc đáo theo phong cách Nhật Bản.
Đến năm 1955, nồi cơm điện tự động đầu tiên dùng trong gia đình mới được bán ở Nhật Bản. Công ty sản xuất Toshiba, đã dành 5 năm để phát triển nó. Sau nhiều thử nghiệm và sai sót, công ty đã đưa ra một phương pháp gọi là “nấu hai lần gián tiếp”. Trong vòng 4 năm, ít nhất 50% gia đình Nhật Bản sử dụng sản phẩm này của Toshiba.
Với sự ra đời của những chiếc nồi điện tự nấu cơm, Kamado dần biến mất, việc nấu nướng của những người nội trợ Nhật Bản cũng đỡ vất vả hơn. Khi các nhà sản xuất sản xuất nồi cơm điện chất lượng hơn, chúng nhanh chóng trở thành dụng cụ thiết yếu trong gia đình. Một “cuộc cách mạng nhà bếp” đã diễn ra.
Cuộc cách mạng nhà bếp
Vào năm 1960, những chiếc nồi cơm đầu tiên có thể giữ ấm cho gạo sau khi được nấu đã được bán, một số kiểu nồi có chức năng hiện giờ. Điều này có nghĩa là mọi người có thể ăn cơm mới nấu cho bữa sáng chỉ bằng cách đặt hẹn giờ tối hôm trước, và họ có thể giữ cơm nóng và ngon ngay cả khi đã nấu xong. Tiếp theo, trong nỗ lực làm cho cơm trở nên ngon hơn, các nhà sản xuất đã giới thiệu nồi cơm điện điều khiển bằng máy tính, điều chỉnh nhiệt độ bên trong nồi bằng một chiếc máy tính nhỏ. Chúng được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1979.
Thời gian trôi qua, nồi cơm điện bắt đầu phát triển và trở nên tốt hơn. Tính năng hẹn giờ và màn hình LCD là một trong số ít các tính năng mà các phiên bản mới hơn của nồi cơm điện có. Những tính năng bổ sung này đủ để thu hút sự chú của người dùng đối với nồi cơm điện.
Một trong những lý do chính khiến nồi cơm điện phát triển vượt bậc là vì luôn có nhiều tập đoàn cạnh tranh với nhau để đưa ra những nồi cơm mới, có nhiều cải tiến. Khách hàng được hưởng lợi lớn nhất vì họ không chỉ nhận được sản phẩm tốt hơn mà còn nhận được mức giá phù hợp.
Một số phiên bản hiện đại thậm chí có thể làm nóng bánh mì và rau quả, bên cạnh nồi cơm “tiêu chuẩn”. Nồi cơm điện hiện đại là chúng không tiêu thụ quá nhiều điện, đảm bảo rằng hóa đơn hàng tháng của bạn được giữ ở mức tối thiểu.
Các công ty sản xuất nồi cơm điện tiếp tục bổ sung các tính năng mới giúp tăng cường khả năng sử dụng và hiệu suất của các thiết bị này.
Những chiếc nồi cơm hiện đại
Cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ, ngày càng nhiều hãng đồ gia dụng sản xuất các loại nồi cơm với những tính năng khác nhau, phục vụ nhu cầu của người dùng. Có thể kể đến một số loại nồi cơm điện sau:
Nồi cơm điện cao tần
Nồi cơm điện cao tần (thường có chữ IH trên thân nồi, viết tắt từ Induction Heating – công nghệ đốt nóng trong) sử dụng công nghệ làm nóng bằng từ trường để nấu. Chiếc nồi này sử dụng công nghệ cảm ứng từ đun nấu không tiếp xúc, tức là làm nóng trực tiếp nồi cơm chứ không qua mâm nhiệt giúp nấu cơm ngon và bảo toàn dưỡng chất có trong gạo. Chiếc nồi này có rất nhiều chức năng nấu, đáp ứng nhu cầu ăn uống đa dạng của mọi gia đình.
Nồi cơm điện tử
Nồi cơm điện tử là nồi cơm được tích hợp màn hình điện tử dùng để điều khiển các chế độ nấu. Bộ điều khiển nồi cơm điện là các nút ấn cơ hoặc nút cảm ứng. Nồi cơm điện tử hoạt động nhờ vào bộ điều khiển được tích hợp sẵn trong bộ xử lý của nồi, người dùng cần phải chọn các chế độ nấu để thực hiện chức năng nấu nướng.
Ngoài chức năng nấu cơm như các nồi cơm điện truyền thống, thì nồi cơm điện tử còn có rất nhiều những tiện ích, tính năng thông minh, chức năng nấu khác nhau.
Nồi cơm áp suất điện tử
Nồi cơm áp suất điện tử là sự kết hợp của nồi cơm điện tử và nồi áp suất, với đầy đủ các tính năng cần thiết của 2 dạng nồi trên hợp thành. Cũng như nồi cơm điện khác, tuy nhiên nồi giữ kín lượng hơi nước trong nồi, hạn chế hơi nước thoát ra trong quá trình nấu, làm áp suất trong nồi tăng cao, làm chín mềm thức ăn.
Khi gần kết thúc quá trình nấu, nồi sẽ từ từ xả áp ra, khi nấu xong nồi báo hiệu bằng tiếng nhạc, bạn có thể mở nắp nồi ra để thưởng thức thức ăn. Nồi cũng được trang bị hệ thống van xả áp như các nồi áp suất, đảm bảo tính an toàn trong quá trình nấu nướng.
Nồi cơm tách đường
Nồi cơm điện tách đường là một loại nồi cơm điện điện tử (các loại nồi điều khiển cơ không thể làm được điều này) là một sáng chế của hãng đồ gia dụng Grayns. Nó có thể loại bỏ một phần lượng đường trong gạo khi nấu chín đồng thời giữ cho tỷ lệ Amylose (tinh bột hấp thụ chậm) cao hơn Amylopectin (tinh bột hấp thụ nhanh). Loại nồi này giúp hạ đường huyết với người bị tiểu đường, phòng ngừa các bệnh về béo phì, tim mạch, tai biến do các tinh bột xấu trong gạo gây ra.
Kết luận
Tham khảo
[1] Kamado Stove & Japanese Cooking, https://www.japanallover.com/2012/10/kamado-stove-japanese-cooking/
[2] https://www.timetoast.com/timelines/rice-cooker
[3] https://web-japan.org/kidsweb/hitech/rice/rice01.html
Eden Pham @ Goodliving., Biên soạn
Cập nhật thông tin chi tiết về 5 Cách Phân Tích Chỉ Số Trung Thành Của Khách Hàng Giúp Doanh Nghiệp Phát Triển trên website Utly.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!